Quy Định Quyền Tác Giả Của Kiểu Dáng Công Nghiệp

Trong đời sống ngày nay, mỗi sản phẩm đều có kiểu dáng riêng của mình. Nhưng chỉ được coi là kiểu dáng công nghiệp và được sự bảo hộ của pháp luật khi chủ kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ đến quy định về quyền tác giả của kiểu dáng công nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Quy Định Quyền Tác Giả Của Kiểu Dáng Công Nghiệp

Quy Định Quyền Tác Giả Của Kiểu Dáng Công Nghiệp

1. Tác giả kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

- Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

- Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

3. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về tác giả và quyền tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

"Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:

a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này."

Theo đó, tác giả sáng chế kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp, trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

4. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp 

Căn cứ tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

"Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:

a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."

- Về quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu tại khoản 5 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

"Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

...

5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ."

- Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:

Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ dựa trên việc quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là các trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu và chứng minh được yếu tố trung thực của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

- Quyền định đoạt nhãn hiệu:

Quyền định đoạt tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

5. Thời gian bảo hộ quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp 

Tác giả kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học. Nếu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, họ sẽ có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tức là 15 năm.

- Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

- Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Còn nếu họ đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học thì sẽ được thời hạn bảo hộ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:

- Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những quy định quyền tác giả của kiểu dáng công nghiệp. Nếu có vướng mắc phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (424 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo