Quy định pháp luật về quyền nuôi con nếu ly hôn

Con cái được xem là một trong những món quà ý nghĩa nhất minh chứng cho cuộc sống hôn nhân ở giai đoạn thăng hoa, nhưng khi hôn nhân không còn như mong muốn, không đạt được sự hạnh phúc và mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Khi đó, vợ chồng thường chọn ly hôn là cách giải quyết vấn đề này. Vậy khi ly hôn, con sẽ ở với ai? Ai được quyền nuôi con? và Pháp luật quy định về quyền nuôi con như thế nào? Công ty Luật ACC sẽ giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
nuoi-con-sau-ly-hon-1024x576
Quy Định Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nếu Ly Hôn

1. Ly hôn là gì?

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, khi hôn nhân vợ chồng không đạt được mục đích, không hạnh phúc, không cùng nhau đóng góp phát triển, thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn và không giải hòa được thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương hoặc thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật.

Chỉ khi đó, có Bản án hoặc quyết định của Tòa án thì quan hệ hôn nhân mới thực sự chấm dứt. 

2. Quyền nuôi con khi ly hôn?

Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi vợ chồng ly hôn vợ chồng trên tinh thần tự nguyện thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản về người trực tiếp nuôi con, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. 

Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau thì khi tiến hành ly hôn, có thể yêu cầu tòa án giải quyết trên quy định pháp luật hôn nhân gia đình. 

Theo đó, quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau: 

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014: "3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." 

Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên nuôi dưỡng, bởi lẽ con còn quá nhỏ và cần sự chăm sóc của người mẹ để con được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, trường hợp người mẹ mất năng lực, không có khả năng nhận thức, hoặc các trường hợp không đủ điều kiện thì Tòa án xem xét giao con cho bố nuôi. 

Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng, mong muốn của con để giao con. Như vậy, khi con từ đủ 7 tuổi trở lên, cha mẹ phải hỏi nguyện vọng của con, không được ép buộc, cưỡng ép, hoặc các trường hợp không hợp pháp. Khi đó, Tòa án sẽ lấy ý kiến của con theo đúng quy trình tố tụng và xem xét khi giải quyết ly hôn. 

Ngoài ra, khi giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng thì người còn lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con đến khi con đủ 18 tuổi. Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu, vì nghĩa vụ cấp dưỡng còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, tài chính của bên còn lại. Do đó, trên thực tế, mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

3. Hồ sơ ly hôn hiện nay?

Để ly hôn theo đúng quy định pháp luật, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu T-23 (Bản chính)
  • CMND của vợ chồng (Bản sao)
  • Giấy chứng nhận kết hôn (Bản sao)
  • Giấy khai sinh của con (Bản sao)
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hoặc nợ chung trong thời kỳ hôn nhân. 

Thẩm quyền tòa án thụ lý: Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự 2015, để tòa án thụ lý giải quyết đơn khởi kiện của bạn, buộc bạn phải nộp tại đúng cơ quan có thẩm quyền, trường hợp ly hôn sẽ nộp đơn tại tòa án là nơi cư trú của người bị kiện. 

Ví dụ: Vợ yêu cầu ly hôn đơn phương chồng cư trú tại phường 1, quận 4, TP.HCM, thì tòa án nhân dân quận 4, TP.HCM có thẩm quyền giải quyết. Nếu bạn nộp đơn không đúng tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện và không giải quyết. 

Như vậy, sau khi chuẩn bị tất cả các giấy tờ nêu trên, bạn sẽ nộp đơn khởi kiện ly hôn tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn và yêu cầu giải quyết người có quyền được nuôi con. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy Định Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nếu Ly Hôn mà ACC đã cung cấp đến bạn đọc. Nếu cần thông tin tư vấn chi tiết cho từng trường hợp ly hôn cụ thể, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi tự tin với bề dày kinh nghiệm trong việc giải quyết ly hôn trên phạm vi toàn quốc. Bạn có thể liên hệ qua các kênh thông tin sau: 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (739 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo