Quyền nuôi con trên 9 tuổi (Cập nhật mới nhất 2024)

Khi cuộc sống gia đình không còn được sự đồng thuận và tiếng nói chung thì ly hôn là vấn đề tất yếu. Hiện nay thì việc này không còn xa lạ nữa, trong đó thì việc giành quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn là vấn đề quan tâm của nhiều cặp vợ chồng. Để nắm bắt được các quy định của pháp luật về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

quyen-nuoi-con-tren-9-tuoi

Quyền nuôi con trên 9 tuổi

1. Ai có quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, quy định về người có quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn như sau:

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ thực hiện việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp chăm sóc, nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy có thể thấy, do con ở độ đang độ tuổi 9 tuổi là trẻ chưa vị thành niên, do đó khi ly hôn thì cha mẹ phải tiến hành tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc con. Tòa án sẽ xác định quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trước hết là sẽ xem xét sự thỏa thuận của hai vợ chồng về việc người sẽ trực tiếp ở cạnh chăm sóc và nuôi dưỡng cho con, trường hợp khi hai vợ chồng không thể đi đến kết luận cuối cùng thì tòa án mới dựa vào các yếu tố khác. 

Theo đó, khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn, tòa án sẽ căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau:

- Điều kiện về vật chất bao gồm: Điều kiện sinh sống tối thiểu cho con, cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở cũng như sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Chi phí cho con tham gia các lớp học, sở thích của con.

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Bên cạnh các điều kiện vật chất thì đời sống tinh thần là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các con, Tòa án sẽ xem xét ai ở gần con nhiều hơn, có thời gian dành cho con, vui chơi và chăm sóc con trong mọi vấn đề cuộc sống.

+ Nguyện vọng của con: Theo luật hiện hành thì từ khi con đủ 7 tuổi, việc con sống với ai phải tham khảo ý kiến của con. Do đó việc quyết định quyền nuôi con trên 9 tuổi cũng sẽ phải phụ thuộc vào nguyện vọng và mong muốn của con.

Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể thấy tòa án sẽ giao quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn cho bên nào đầy đủ tất cả các điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng cho con, cũng như đảm bảo cho con những gì tốt nhất về đời sống vật chất, tinh thần và cả các yếu tố liên quan đến môi trường sống hàng ngày cho con… 

Trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn bạn phải đưa ra những chứng cứ căn cứ thực tế về tài chính, thời gian dành cho con để chứng minh đáp ứng các điều kiện. Nếu bạn có công việc ổn định, thu nhập hàng tháng cao cũng như chứng minh nơi bạn đang cư trú sinh sống đảm bảo về các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, bản thân bạn có đầy đủ các điều kiện để chăm sóc con tốt. Nếu bạn thực sự yêu thương con và con có mong muốn sống cùng bạn và có đầy đủ khả năng chứng minh các điều kiện của mình đối với con trước tòa án rằng bạn có thể đem lại cho con bạn cuộc sống tốt đẹp hơn đối phương thì việc giành được quyền nuôi con sẽ được Tòa xem xét và ưu tiên phần thắng nhiều hơn.

2. Một số lưu ý khi giành quyền nuôi con trên 9 tuổi

Bên cạnh những điều kiện cho con về mặt vật chất và tinh thần để giành quyền nuôi con trên 9 tuổi mà ACC đã trình bày ở trên, cũng có một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau ly hôn mà bạn cần biết.

Với trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, ngoài việc chứng minh với Tòa án khả năng và các điều kiện hiện tại về vật chất, tinh thần của mình có thể đảm bảo quyền lợi cho con, thì bạn cũng phải chứng minh được đối phương hiện nay  hoàn toàn không nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con cái. Ví dụ: đối phương tái hôn, không có nhiều thời gian dành cho con cái. Đối phương có những hành vi bạo lực với con, hay những thái độ thờ ơ không quan tâm đến học hành sức khỏe của con, bỏ mặc con, để có thể giành quyền nuôi con.

3. Câu hỏi thường gặp

Ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Theo quy định tai khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như thế nào?

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên?

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn. Việc ly hôn và tranh giành quyền nuôi con trong quan hệ hôn nhân là một đề không còn quá xa lạ. Tuy nhiên làm sao để có thể giành quyền nuôi con cao hơn đối phương thì không phải ai cũng biết. Để có thể hỏi hơn về các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con hãy liên hệ tới chuyên viên của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (486 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo