Quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài (Cập nhật 2024)

Hiện nay nhiều trường hợp sau khi theo quyết định của Tòa, người mẹ được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng thì người mẹ đi nước ngoài, không đảm bảo được quyền lợi cho con. Vậy người bố có thể giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài không? Căn cứ giành quyền nuôi con là gì? Để giải đáp những vấn đề trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

quyen-nuoi-con-khi-me-di-nuoc-ngoai

Giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài

1. Căn cứ giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc giành lại quyền nuôi dạy con cái từ người đang trực tiếp nuôi con vẫn có thể xảy ra nếu người bố người mẹ có thể tiến hành thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng phải đảm bảo lợi ích của người con hoặc trong trường hợp người người trực tiếp nuôi con đã không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dạy con.

Như vậy có thể thấy quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài có gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con, hai người có thể tiến hành thỏa thuận với nhau, trong trường hợp việc thỏa thuận với người mẹ không thành công, bạn cũng có thể nộp đơn yêu cầu tới tòa án có thẩm quyền để giành quyền nuôi con từ đối phương. Khi đó, bạn cần đưa ra các bằng chứng, tài liệu chứng minh về việc bạn nuôi con sẽ tốt hơn người đang trực tiếp nuôi dạy con cái của bạn

Lưu ý: Khi thay đổi người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cho con thì phải tiến hành xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

2. Các căn cứ chứng minh để giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài

Về nguyên tắc, hiện nay pháp luật Việt Nam ưu tiên sự thỏa thuận của hai vợ trong việc phân định người sẽ có quyền trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con. Do đó, trong trường hợp người mẹ có nhu cầu đi nước ngoài, hai vợ chồng có thể tiến hành thỏa thuận về việc ai sẽ có quyền nuôi dưỡng con và trách nhiệm của đối phương đối với con.

Tuy nhiên, không phải khi nào hai vợ chồng cũng có thể bình tĩnh để ngồi lại tiến hành thỏa thuận với nhau hoặc có thoả thuận cũng chưa chắc đã đạt được sự thống nhất. Khi đó, hai bên có thể nhờ tòa án sẽ chủ động xác định lại quyền nuôi con cho người vợ hoặc người chồng dựa trên quyền lợi của người con. Việc quyết định giành lại quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào việc điều kiện của người mẹ và người bố.

Trong trường hợp khi vợ đi nước ngoài, bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần chứng minh được những vấn đề sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế

Cần phải đưa ra được các bằng chứng để chứng minh được bản thân mình họ có đầy đủ khả năng về mặt vật chất hơn người đang trực tiếp trong việc nuôi con trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho con, như chứng minh được nguồn thu nhập thực tế của bạn, có việc làm ổn định, có chỗ ở ổn định,… bằng cách cung cấp cho cơ quan nhà nước những hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…, để làm bằng chứng

Thứ hai, điều kiện tinh thần

Không chỉ phải đáp ứng điều kiện về mặt kinh tế trong việc nuôi dưỡng con,  mà người bố còn phải đáp ứng về mặt tinh thần cho người con để con cái bạn được phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bạn cần tiến hành chứng minh được bản thân có khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tinh thần hơn đối phương, như có nhiều thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, điều kiện vui chơi/giải trí cho con. 

Thứ ba, chứng minh được đối phương hiện không còn đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con

Đưa ra việc người mẹ đi nước ngoài có thể không đảm bảo được điều kiện trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con, không đảm bảo các điều kiện về quyền lợi phát triển toàn diện của con. Đặc biệt trong trường hợp người mẹ đi nước ngoài mà để con lại cho ông bà ngoại chăm sóc thì đây cũng là một trong những căn cứ giúp bạn có thể giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài một cách dễ dàng hơn.

Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành được quyền nuôi con, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn giành quyền nuôi con

3. Câu hỏi thường gặp

Quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Thuận tình ly hôn như thế nào?

Đối với hình thức thuận tình ly hôn thì thời gian giải quyết sẽ ngắn, thủ tục ly hôn đơn giản; tuy nhiên theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình nếu vợ chồng bạn thỏa thuận ly hôn theo hình thức này cần chú ý các điều kiện sau:

Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản; việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Trong trường hợp này của bạn, mặc dù hai bên đồng ý ly hôn nhưng lại chưa thỏa thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, có yêu cầu Tòa án giải quyết; do đó, vợ chồng bạn không thể ly hôn theo hình thức này.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên như thế nào?

Về hình thức ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương, bạn hoặc chồng tự mình làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết khi có một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình: có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

 Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài như thế nào?

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.

Về nguyên tắc tòa án sẽ giao con cho người nào có khả năng trực tiếp nuôi con chứ không giao cho người không trực tiếp nuôi con.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về giành quyền nuôi con khi mẹ đi nước ngoài. Đây không còn là vấn đề xa lạ, có thể việc người mẹ đi nước ngoài công tác, hoặc đi nước ngoài tái hôn, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của con. Trong quá trình tìm hiểu nếu như còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được tư vấn cụ thể hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (799 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo