Quyền nuôi con khi ly thân (Cập nhật mới nhất 2024)

Có thể thấy, trong thời buổi xã hội hiện nay, thì cụm từ ly thân được xem là một hiện tượng diễn ra tương đối phổ biến trong đời sống xã hội, đặc biệt tại các thành phố lớn khi áp lực cuộc sống ngày càng lớn. Ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không cùng nhau chung sống hoặc chung sống nhưng không có các quan hệ vợ chồng thường có. Là biểu hiện mối quan hệ của hai vợ chồng trên thực tế thực sự bị rạn nứt, khó có thể hàn gắn lại với nhau, tuy nhiên có thể vì lý do gia đình, con cái mà không tiến hành ly hôn. Bài viết dưới đây, ACC sẽ tư vấn về chủ đề quyền nuôi con khi ly thân. Hãy theo dõi để hiểu hơn về vấn đề này.

quyen-nuoi-con-khi-ly-than

Quyền nuôi con khi ly thân

1. Pháp luật Việt Nam quy định ly thân như thế nào?

Trước khi đi tìm hiểu về quyền nuôi con khi ly thân thì chúng ta cần phải nắm rõ được khái niệm về vấn đề ly thân. Khi mối quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng ngày càng bất đồng, lâm vào tình trạng bế tắc, không ổn định, các mâu thuẫn trong mọi vấn đề xảy ra một cách đỉnh điểm, thường xuyên và không thể tìm cho nhau được tiếng nói chung thì họ thường lựa chọn không chung sống với nhau trong một khoảng thời gian để hai người có thể xác định lại mối quan hệ.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể điều chỉnh về vấn đề ly thân. Thực ra trong quá trình xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 2014, từng có những đề xuất bổ sung “chế định ly thân” trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 với lý do bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em một cách tốt hơn. Tuy nhiên, đề xuất bổ sung quy định về vấn đề ly thân đã bị bác bỏ do vấp phải nhiều phản đối bởi những hệ lụy xấu mà chế định này có thể gây ra cho xã hội như:

- Việc hai vợ chồng tiến hành đưa nhau ra tòa để giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân bị xem là điều rất tối kỵ, chỉ nên áp dụng khi quan hệ hôn nhân bị rạn nứt đến mức không thể cứu vãn được. Tránh gây ảnh hưởng đến con cái sau này.

- Nếu quy thêm chế định ly thân thì họ phải đưa nhau ra tòa án để tiến hành làm thủ tục ly thân. Khi Tòa án can thiệp vào mối quan hệ giữa người vợ người chồng khi họ chưa hề có ý định tiến tới việc ly hôn là điều vô cùng tối kỵ đối với văn hóa bản sắc của Việt Nam.

Việc đưa nhau ra Tòa án để làm thủ tục ly thân thì sẽ khoét sâu hơn những mâu thuẫn trong lòng trước đó của cả hai vợ chồng và khiến họ nhanh chóng quyết định ly hôn hơn. Do vậy mà chế định này hiện nay vẫn bị bác bỏ.

2. Quyền nuôi con khi ly thân trong pháp luật hiện hành

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có bất kỳ quy định nào về chế định ly thân nên cũng sẽ không có quy định nào về việc xác định quyền nuôi con khi ly thân. Bởi vì tại thời điểm này mối quan hệ hôn nhân của cả hai vợ chồng vẫn tồn tại, hai người vẫn chưa tới bước tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền. Theo đó hai người mới chỉ không còn chung sống, ăn ở với nhau nữa, do đó trên danh nghĩa, hay trên mặt pháp lý thì hai người vẫn là vợ chồng của nhau.

Vì vậy, trong khoảng thời gian hai vợ chồng ly thân, pháp luật sẽ không đặt ra vấn đề người mẹ hay người bố sẽ có quyền nuôi con. Trong khoảng thời gian ly thân, cả người chồng và người vợ muốn giải quyết vấn ai sẽ có quyền nuôi con thì cả hai có thể cùng tiến hành nhau thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng con. Ngoài ra hai người có thể hỏi ý kiến của con để đưa ra quyết định. Nếu không thể thỏa thuận thì các bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn để Tòa án có thẩm quyền đưa ra quyết định ai sẽ nuôi con, ai sẽ là người tiến hành cấp dưỡng cho con. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con khi ly thân. Vấn đề ly thân không còn xa lạ trong thực tế, tuy nhiên tránh hệ lụy về sau thì pháp luật chưa đưa chế định này vào điều chỉnh, theo đó mà quyền nuôi con khi ly thân cũng chưa được pháp luật quy định mà phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của hai vợ chồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (454 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo