Quyền giám đốc là gì? (cập nhật 2024)

 

Bạn có bao giờ băn khoăn giám đốc làm gì cốt lõi nhất? Giám đốc làm gì trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ, quyền hạn của họ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về chức vụ này nhé.

Giám đốc điều hành và tổng giám đốc

Quyền giám đốc

1. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc

Theo khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:

…2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
  2. b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  3. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  4. d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

  1. e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  2. g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  3. h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  4. i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  5. k) Tuyển dụng lao động;
  6. l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.

Nếu như vai trò của Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty thì sẽ căn cứ theo quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

2. Tổng giám đốc là gì?

Tổng giám đốc là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ tổng giám đốc được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Theo Wiki, CEO- Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: chief executive officer - CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE)

Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

3. Nhiệm vụ và chức năng của tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.

Quyết định hoạt động kinh doanh

Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,...

Hơn nữa, họ còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả tài chính và chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp.

Ngoài các chiến lược cụ thể, tổng giám đốc còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chỉ đạo được đưa ra bởi Hội đồng quản trị.

Cố vấn chiến lược cho chủ tịch

Tổng giám đốc là người trực tiếp làm việc, điều hành và hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiệm vụ cố vấn chiến lược cho chủ tịch, giúp chủ tịch có cái nhìn xác đáng về thị trường và tương lai của doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp này sẽ được rút ra từ những phân tích và dự đoán của họ hoặc được tổng hợp từ những kết quả nghiên cứu của những nhân sự có trách nhiệm.

Xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp

Không chỉ hoạt động kinh doanh, mà cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp cũng nằm trong phạm vi quản lý của tổng giám đốc. Tuy nhiên, tổng giám đốc không phải là người quản lý trực tiếp và nắm rõ toàn bộ hệ thống nhân viên từ thấp tới cao. Đó là nhiệm vụ của giám đốc nhân sự.

Tổng giám đốc tập trung vào xây dựng và lãnh đạo đội ngũ các giám đốc cấp cao. Nhân vật này sẽ giám sát hoạt động của đội ngũ này và hướng dẫn khi cần thiết. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ trong doanh nghiệp, trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách của tổng giám đốc.

Tuy không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, họ có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp từ góc nhìn của tổng giám đốc. Những kiến nghị này có thể được giám đốc nhân sự tham khảo để quản lý đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn.

Một trách nhiệm khác về nhân sự của tổng giám đốc là đảm bảo việc thực thi kỷ luật và quy định hướng dẫn đối với tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp. Tổng giám đốc cần nắm chắc rằng không chỉ các nhân viên cấp cao mà cả các nhân viên thông thường đều hiểu được mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn về hiệu quả công việc. Từ trên xuống dưới đều làm việc vì một tầm nhìn chung.

Không chỉ giám đốc nhân sự, tổng giám đốc cũng tham gia vào quyết định các chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp) của người lao động trong doanh nghiệp. Những quyết định này liên quan tới quyền lợi của người lao động cũng như lợi nhuận và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác

Tổng giám đốc đồng thời làm việc với nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Họ cần kết nối để thu hút và giữ chân người lao động, làm hài lòng chủ sử dụng lao động và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với đối tác.

4. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

4.1 Một số quy định về Chủ tịch công ty trong Doanh nghiệp nhà nước sẽ như thế nào?

Căn cứ Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Chủ tịch công ty trong Doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của Luật này.

- Chủ tịch công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 92 và Điều 97 của Luật này.

- Tiền lương, phụ cấp, thù lao của Chủ tịch công ty được tính vào chi phí quản lý công ty.

- Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ty tổ chức lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trước khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty.

- Quyết định thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh Chủ tịch công ty bao gồm cả trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Quyết định của Chủ tịch công ty có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong quyết định, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

- Trường hợp Chủ tịch công ty xuất cảnh khỏi Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ của công ty.

4.2 Ai có quyền cách chức đối với Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước?

Theo Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cụ thể:

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật này quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Hội đồng thành viên đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật này bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các nội dung sau đây:

+ Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;

+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc;

+ Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định tại các điều 23, 24, 28 và 29 của Luật này;

+ Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp;

+ Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định về các nội dung sau đây:

+ Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp;

+ Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm;

+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;

+ Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Chủ tịch công ty là người có quyền cách chức đối với Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước căn cứ điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

Thông qua bài viết bên trên, hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giải đáp thắc mắc. Có thể khẳng định, Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn trong những năm vừa qua luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Trong trường hợp cần tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (532 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo