Quy định về hội đồng hòa giải cơ sở trong lao động

Những quy định về hội đồng hòa giải cơ sở được ghi nhận tại Luật Hòa giải tại cơ sở năm 2013. Tuy nhiên, với lĩnh vực lao động thì được hướng dẫn tại Bộ luật lao động năm 2019.

Lao động là một trong những lĩnh vực phổ biến tại đời sống hiện hành khi thị trường ngày càng phát triển, lao động trở thành nhân lực chính và động lực của phát triển kinh tế. Đồng nghĩa với những tranh chấp lao động xảy ra ngày càng nhiều, cần phải có những thủ tục giải quyết, trong đó có hòa giải thông qua quy định về hội đồng hòa giải cơ sở.

diem-moi-trong-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong

Quy định về hòa giải lao động cơ sở

1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là gì?

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là Tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Việc thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở được tiến hành với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả những doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phụ thuộc của các Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty Nhà nước phải thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

Đối với những đơn vị sau đây không phải thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở:

  • Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động thuộc các thành phần kinh tế;
  • Các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế; các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, nước ngoài; tổ chức kinh tế quốc tế, nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, nước ngoài khác có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Khi tranh chấp lao động xảy ra ở các đơn vị nói trên thì hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết.

3. Thành phần của hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Thành phần của Hội đồng hoà giải gồm số đại diện ngang nhau của bên người sử dụng lao động và người lao động:

  • Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người giữ chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp do người sử dụng lao động cử làm đại diện.
  • Đại diện của người lao động do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn lâm thời cử.
  • Số lượng thành viên của Hội đồng hoà giải cơ sở ít nhất phải có 4 người trong đó có Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải cơ sở là 2 năm, đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải 6 tháng 1 lần kể từ ngày thành lập. Hội đồng hoà giải làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí.

4. Thủ tục thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Bước 1: Đề xuất thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở

  • Người sử dụng lao động hoặc Chủ tịch Công đoàn cơ sở, chủ động đề xuất về việc thành lập Hội đồng hoà giải và số lượng thành viên tuỳ theo số lượng người lao động, tình hình tổ chức và quy mô sản xuất của doanh nghiệp, để người sử dụng lao động ra quyết định thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở. Trong Quyết định ghi rõ họ tên của từng thành viên, Chủ tịch và thư ký của Hội đồng hoà giải.

Bước 2: Gửi quyết định thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở của doanh nghiệp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

  • Quyết định phải được gửi ngay về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và các thành viên của Hội đồng hoà giải.
  • Trong nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải các bên có quyền thay đổi hoặc bổ sung thành viên là đại diện của mình. Việc thay đổi hoặc bổ sung thành viên do hai bên thoả thuận và phải có quyết định của người sử dụng lao động, quyết định này cũng phải gửi ngay về những nơi như quyết định thành lập Hội đồng hoà giải nói trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về vấn đề quy định về thủ tục thành lập hội đồng hòa giải cơ sở trong lao động. Có thể thấy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải khá phổ biến bởi những ưu điểm mang lại. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC qua số Hotline 1900.3330 để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1171 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo