Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD) đưa ra những quy định bắt buộc cần tuân thủ trong khi lập, thẩm định và phê duyệt đồ án xây dựng. Do đó, mỗi dự án được thi công cần phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về mật độ xâγ dựng như sau:
Quy định mới nhất về mật độ xây dựng
1. Quy định mật độ xâγ dựng nhà phố
– Tùy vào mỗi tỉnh thành sẽ có những quy định về mật độ xâγ dựng nhà phố, nhà ở sẽ hoàn toàn khác nhau. Những quy định về mật độ xâγ dựng nhà phố chung hiện nay gồm có:
a) Mật độ xâγ dựng nhà phố
– Mật độ xâγ dựng các lô đất có diện tích ≤90m2 có thể được xây nhà với mật độ tối đa đến 100%. Nhưng phải đảm bảo các quy định về khoảng lùi, chiều cao công trình và có giải pháp hợp lý về thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
– Bảng tiêu chuẩn mật độ xâγ dựng nhà phố như sau:
Diện tích lô đất (m2/căn nhà)
≤ 90
100
200
300
500
≥ 1.000
Mật độ xây dựng tối đa (%)
100
90
70
60
50
40
b) Diện tích và kích thước lô đất
– Lô đất chuẩn được cấp phép xây dựng nhà phố là lô đất có diện tích không nhỏ hơn 36m2 có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3,0m.
– Nhà phố liên kế sâu trên 18m phải bố trí sân trống, giếng trời ở giữa với kích thước không nhỏ hơn 6m2 để đảm bảo thông gió và chiếu sáng.
c) Chiều cao và số tầng
– Chiều cao và số tầng phụ thuộc vào lộ giới – tiếp giáp mặt tiền. Nhà phố thường quy định số tầng và chiều cao như sau:
Chiều rộng Lộ giới L (m)
Tầng cao cơ bản (tầng)
Số tầng cộng thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm TP hoặc trung tâm cấp quận (tầng)
Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại – dịch vụ (tầng)
Số tầng cộng thêm nếu công trình xây dựng trên lô đất lớn (tầng)
Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (tầng)
Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng)
Tầng cao tối đa (tầng)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
L ≥ 25
5
1
1
1
7.0m
7+1
8
20 ≤ L ≤ 25
5
1
1
1
7.0m
6+2
8
12 ≤ L ≤ 20
4
1
1
1
5.8m
5+2
7
7 ≤ L ≤ 12
4
1
0
1
5.8m
4+2
6
3.5 ≤ L ≤ 7
3
1
0
0
5.8m
3+1
4
L ≤ 3.5
3
0
0
0
3.8m
3+0
3
2. Quy định mật độ xâγ dựng nhà xưởng
– Với đặc thù đặc biệt của nhà xưởng khác với những công trình còn lại, Bộ xây dựng có quy định riêng về mật độ xâγ dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp. Cụ thể như sau:
a) Bảng tiêu chuẩn mật độ xâγ dựng nhà xưởng
– Mật độ xâγ dựng sẽ phụ thuộc vào chiều cao của công trình & phần diện tích lô đất. Những công trình có chiều cao, và phần diện tích càng lớn thì mật độ thi công xây dựng càng thấp. Cụ thể, bảng tiêu chuẩn mật độ xâγ dựng nhà xưởng như sau:
BẢNG TIÊU CHUẨN MẬT ĐỘ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
Chiều cao của công trình trên mặt đất (m)
Mật độ thi công xây dựng (%) với diện tích ≤ 5000m2
Mật độ xây dựng (%) với phần diện tích 10.000m2
Mật độ xây dựng (%) với phần diện tích ≥ 20.000m2
≥ 10
70
70
60
13
70
65
55
16
70
60
52
19
70
56
48
22
70
52
45
25
70
49
43
28
70
47
41
31
70
45
39
34
70
43
37
37
70
41
36
40
70
40
35
> 40
70
40
35
b) Yêu cầu bảo vệ môi trường
– Mật độ nhà xây dựng nhà xưởng phải bảo đảm những yêu cầu về bảo vệ môi trường & an toàn theo quy chuẩn xây dựng trong khu công nghiệp. Hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị.
– Tối thiểu là 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh. Và không có quá 40% diện tích đất có thể được dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn.
c) Quy định sử dụng đất công nghiệp làm nhà xưởng
– Theo quy chuẩn QCVN 01:2019/BXD thì khi nhà xưởng sử dụng đất công nghiệp để xây dựng, làm xưởng sản xuất thì phải tuân thủ những quy định sau đây:
Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan.
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào loại hình, tính chất của khu công nghiệp, mô-đun diện tích các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định liên quan.
Mật độ xâγ dựng thuần trong lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng tối đa là 60%.
– Đồng thời, cần đáp ứng theo những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2019/BXD.
– Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ. Áp dụng trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch.
– Tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt. Làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Bình luận