Quan hệ tài sản trong luật dân sự điều chỉnh

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quan hệ tài sản là một trong hai đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu luật và áp dụng luật đối với những vấn đề liên quan đến tài sản. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Đặt điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự”.
Th (11)

1. Đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

1.1 Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đa dạng và phong phú

Quan hệ tài sản phong phú và đa dạng là bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung của các quan hệ đó.
Thứ nhất, quan hệ tài sản phong phú và đa dạng về lĩnh vực. Quan hệ tài sản bao gồm quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền.
* Quan hệ vật quyền là quan hệ tài sản tĩnh , thể hiện mối quan hệ giữa vật với người. Quan hệ vật quyền trên nguyên tắc hình thành từ hai yếu tố: chủ thể của quyền (con người) và đối tượng của quyền (vật), vận hành mà không cần đến vai trò của một chủ thể khác (đặc biệt là không cần sự hợp tác hoặc trợ lực từ chủ thể khác). Quan hệ vật quyền thể hiện sự chiếm hữu sử dụng, khai thác công dụng, định đoạt số phận thực tế của một tài sản. Quan hệ này gồm hai khía cạnh: một là quan hệ giữa chủ thể với vật (quyền sở hữu), hai là giữa chủ thể quyền với mọi người chung quanh (xác định tài sản thuộc về ai). Quan hệ vật quyền thể hiện chủ yếu trên cơ sở quyền sở hữu và các vật quyền khác.
Chẳng hạn, xét khía cạnh quyền sở hữu.
– Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Tóm lại, đó là những chủ thể mà Điều 164 Bộ luật hình sự quy định: “có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội. Những thành viên này chưa được xác đinh cụ thể nhưng họ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của chủ thể sở hữu, thể hiện ở việc không đực xâm phạm các quyền của chủ sở hữu dưới dạng hành động hoặc không hành động.
– Khách thể của quyền sở hữu chính là tài sản, nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả hoạt động sáng tạo tinh thần (trí tuệ).
Nội dung của quyền sở hữu chính là ba quyền năng được pháp luật dân sự thừa nhân: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
* Quan hệ trái quyền là quan hệ tài sản động, thông qua mối quan hệ giữa con người với con người. Quan hệ trái quyền liên quan đến sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác nhằm định đoạt số phận pháp lý của tài sản. Quan hệ này thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ. Quan hệ trái quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không ủy quyền. Trong quan hệ này, tài sản là đối tượng  các quan hệ trong quá trình trao đổi của giao lưu dân sự như mua bán, tặng cho, thuê, gửi giữ, vận chuyển, gia công…
Chẳng hạn, A cho B thuê xe, hợp đồng kí kết ngày 16/9/2005 quy định các thỏa thuận thuê giữa hai bên, hạn thuê từ ngày kí hợp đồng đến hết ngày 20/9/2005.
– Chủ thể trong tình huống trên là A – bên cho thuê (chủ thể quyền đối với tài sản là chiếc xe), B – bên được cho thuê (chủ thể nghĩa vụ đối với tài sản là chiếc xe được thuê).
– Khách thể: quyền định đoạt cho thuê chiếc xe của A, quyền được sử dụng chiếc xe trong thời hạn thuê của B
– Nội dung: quyền và nghĩa vụ của A – bên cho thuê (như giao xe đúng hạn, bảo đảm an toàn sử dụng của xe khi đem cho thuê…), quyền và nghĩa của B – bên thuê (như trả xe đúng hạn, chịu mọi chi phí bồi thường theo hợp đồng nếu xe có hỏng hóc trong thời gian thuê…)
Thứ hai, quan hệ tài sản đa dạng phong phú về đối tượng. Đối tượng của quan hệ tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…
Vật được coi là tài sản là vật có thực trong thế giới vật chất ( là một bộ phận của thế giới vật chất) không chỉ đáp ứng được như cầu nào đó (vật chất) của con người mà còn nằm trong sự chiếm hữu của con người; mang lại giá trị, lợi ích nhất định và phải trở thành đối tượng của giao dịch dân sự (có nghĩa có thể chuyển dịch được trong các giao dịch dân sự). Tiền và giấy tờ có giá (giấy tờ có giá trị bằng tiền và đem giao dịch được trong các giao dịch dân sự) là các loại tài sản có tính chất đặc biệt. Quyền tài sản được quy định tại điều 181 Bộ luật dân sự: ”Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thẻ chuyên giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.”(Theo quy định này, nhà lập phát muốn nói tới quyền đối nhân, tức là quyền của một chủ thể này với một chủ thế khác và quyền này giá trị bằng tiền; vi dụ như quyền yêu cầu thanh toán giá trị tài sản chung).
Tài sản hữu hình là những tài sản có thể dùng giác quan để cảm nhận được hoặc dùng đơn vị cân, đong, đo đếm để xác định, thường có những đặc tính như thuộc sở hữu của ai, có đặc tính vật lý, có thể trao đổi được, có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất, là những thứ đã tồn tại (tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong tương lai (ví dụ như đất đai, xe cộ, những sản phẩm thu hoạch từ vụ mùa).
Một ví dụ về quan hệ tài sản có đối tượng là tài sản hữu hình chính là việc cho thuê nhà; tài sản hữu hình chính là căn nhà được đem cho thuê với chủ thể là bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, khách thể là quyền cho thuê nhà của người có nhà và quyền sử dụng ngôi nhà trong thời gian thuê nhà của người đi thê, nội dung quan hệ cho thuê nhà này là quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cho thuê nhà của hai bên.
Tài sản vô hình là những tài sản không dùng giác quan để cảm nhận được và không thể cân, đong, đo, đếm được, thường là quyền tài sản gắn liền với quyền sở hữu của một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao (quyền sở hữu trí tuệ), tuy nhiên cũng có một số tài sản vô hình có thể chuyển giao ra thành tiền như thương hiệu hàng hóa. Một ví dụ điển hình cho loại quan hệ tài sản có đối tượng là tài sản vô hình chính là việc kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa người phát minh đem bán và người mua phát minh đem ứng dụng.
Thứ ba, quan hệ tài sản đa dạng và phong phú về chủ thể. Chủ thể của quan hệ này gồm có: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.

1.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mang tính ý chí

Thứ nhất, quan hệ tài sản phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong các quan hệ tài sản như trong xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ tài sản. Các chủ thể độc lập về tài sản, bình đẳng và tự nguyện. Chẳng hạn như việc chủ thể là anh A có chiếc xe máy với đầy đủ giấy tờ đăng ký theo đúng pháp luật, khi này việc A bán lại cho B chiếc xe thông qua một hợp đồng mua bán hợp pháp là hoàn toàn do A quyết định tự nguyện bán và ý chí tự nguyện mua của B. Mọi thỏa thuận trong quá trình trao đổi mua bán dược ghi vào hợp đồng mua bán của hai bên A và B đều xuất phát từ ý chí của hai người, đều là sự tự nguyện của hai bên mà không chịu ảnh hưởng hay tác động ép buộc từ bên ngoài và được thể hiện thông qua những nội dung được ghi trong hợp đồng mua bán đã kí kết của A và B.
Thứ hai, quan hệ tài sản chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – tính phù hợp với qui định của Bộ luật dân sự. Mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp lý từ nhà nước (quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…). Ma túy là tài sản cấm lưu thông nên mọi giao dịch mua bán, tàng trữ hay vận chuyển nó đều là thuộc quan hệ tài sản nhưng bị pháp luật nhà nước cấm.
Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng các dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ sản xuất tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người mà nó phát sinh, phát triển theo những quy luật khách quan.
Nhưng những quy luật này được nhân thức và phản ánh thông qua những quy phạm pháp luật mang tính chủ quan chủ quan – ý chí của giai cấp thống trị phản ánh sự tồn tại xã hội thông qua các quy phạm pháp luật. Mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra những mục đích và với động cơ nhất định. Bởi vậy, quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí chủ thể, phù hợp với ý chí của các chủ thể tham gia và phải phù hợp với ý chí của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật dân sự.
Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hương cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí nhà nước. vì vậy, sự tác động của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật dân sự có ý nghĩa quan trong trong việc định hướng cho các quan hệ tài sản phát triển. Nếu sự định hướng phù hợp với những quy luật khách quan của sự phát triển thì sẽ thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển, và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Có thể nói rằng quan hệ tài sản là biếu hiện ý chí của chủ thể, của nhà nước về quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hiện này, khi chúng ta đang xây dựng và hình thành nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và hình thức kinh doanh thì việc xác định các quan hệ tài sản phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một định hướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất xã hội.

1.3. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mang tính chất hàng hóa và tiền tệ

Thứ nhất, đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị. Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chỉ phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền – hàng. Sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường chủ yếu thông qua hình thức tiền – hàng. Khái niệm hàng hóa ngày càng được mở rộng cùng với sự chuyên môn hóa của nền sản xuất, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và quan niệm xã hội về các đối tượng trao đổi.
Thứ hai, tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ: quyền sử dụng đất lại chịu những qui định riêng được qui định tại luật đất đai. 
Định hướng chiến lược của nước ta hiện nay là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15 Hiến pháp năm 1992). Trong mô hình kinh tế này, các tài sản được thể hiện dưới dạng hàng hóa và được quy thành tiền, Sản xuất hàng hóa và dịch vụ để bán, để trao đổi là đặc trưng của nền sả xuất này. Nó tạo động lực cho mọi cá nhân và tổ chức, khơi dậy mọi tiềm năng của họ, phát huy ý chí tự lực, tự cường ra sức làm cho mình và cho đất nước.
Nhưng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường cũng có những mặt trái của nó (cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa giàu nghéo…). Cho nên, khuyên khích tính năng động, sáng tạo đi đôi với thiết lập trật tự kỉ cương trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi đơn vị kinh tế, không phân biết quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.
Bởi vậy, cần phải có hành lang pháp lí vừa mềm dẻo, linh hoạt, vừa chặt chẽ mới có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Hơn nữa chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, do vậy pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng còn phải tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới và trong khu vực.

1.4. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi

Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ, là đặc trung của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. 
Chủ thể trong một quan hệ tài sản cụ thể để hưởng dụng một tài sản thì phải chấp nhận một sự đền bù ngang giá trị – đổi một giá trị tương đương và ngược lại. Chẳng hạn, trong quan hệ tài sản cụ thể là mua bán chiếc xe ô tô BMW giữa đại lý ô tô Giải Phóng với anh A. Chủ thể trong quan hệ mua bán này là đại lý ô tô Giải phóng – bên bán và anh A – bên mua.
Tài sản được đem ra mua bán trao đổi là chiếc xe ô tô BMW của cửa hàng đại lý ô tô Giải Phóng. Anh A phải chi trả 30.000 USD cho đại lý ô tô Giải Phóng để có quyền sở hữu chiếc xe một cách hợp pháp. Như vậy, 30.00 USD mà anh A phải chi trả là giá trị tương đương để đổi lấy chiếc xe ô tô BMW của đại lý ô tô Giải Phóng.
Cùng một tài sản nhưng trong những quan hệ khác nhau, chủ thể khác nhau mức đền bù ngang giá trị là khác nhau. Ví dụ như, giữa anh A và đại lý ô tô Giải Phóng nói trên không phát sinh quan hệ mua bán tài sản – chiếc xe BMW mà là quan hệ thuê tài sản – chiếc xe BMW kia. Trong trường hợp này, chủ thể không còn là chủ thể bán và chủ thể mua mà là chủ thể cho thuê – đại lý ô tô Giải Phóng và chủ thể thuê – anh A.
Giá cả thuê xe theo thỏa thuận giữa hai bên anh A và đại lý ô tô Giải Phóng là 2 triệu đồng / 1 ngày. Khi này giá tiền 2 triệu đồng / 1 ngày là giá trị tương đương cho với giá trị sử dụng chiếc xe BMW trong một ngày. Như vậy, khi quan hệ mua bán chiếc ô tô BMW giữa anh A và đại lý ô tô Giải Phóng thay đổi thành quan hệ thuê xe ô tô thì vai trò chủ thể của anh A và đại lý ô tô Giải Phóng thay đổi, mức tiền thuê xe khác với mức tiền mua chiếc xe ô tô BMW.
Không phải tất cả sự chuyển dịch tài sản, dịch vụ đều có sự đền bù tương đương như cho, tặng, thừ kế, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật….
Tuy nhiên, các quan hệ này không phải là quan hệ cơ bản và không phổ biến trong trao đổi. Nó không chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật mà con bị chi phối bởi nhiều quan hệ xã hội khác (như truyền thống văn hóa, phong tục tập quán…)

2. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Quan hệ tài sản trong luật dân sự điều chỉnh mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (591 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo