Quả kiwi bao nhiêu calo và ăn có tăng cân không?

Một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam chính là kiwi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên bổ sung trái kiwi vào thực đơn ăn uống mỗi tuần nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, kiwi bao nhiêu calo là một nỗi lo không hề nhỏ của những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Liệu ăn kiwi có làm tăng cân hay không?

1. Giải đáp thắc mắc: Trái kiwi bao nhiêu calo?

Kiwi là loại trái cây chứa nguồn dinh dưỡng lý tưởng cần thiết cho cơ thể. Trái kiwi có hình bầu dục nhỏ, lớp vỏ bên ngoài có lông màu nâu, mỏng. Thịt trái kiwi có màu xanh lá, hạt màu đen, phần lõi màu trắng. 100g kiwi sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 61 calo. Ăn 1 quả kiwi thì cơ thể bạn sẽ nhận được mức năng lượng khoảng 46 calo. Theo chuyên trang cung cấp thông tin về dinh dưỡng thực phẩm, mức calo mà kiwi vàng cung cấp cũng tương đương với kiwi xanh. 1 quả kiwi vàng chứa từ 40 đến 50 calo.

Kiwi có hương vị chua ngọt đặc trưng. Tuy nhiên, hàm lượng đường, chất béo và calo trong kiwi khá ít. Ngược lại, thành phần chất xơ, vitamin, khoáng chất trong kiwi lại hết sức dồi dào. Khoa học đã chứng minh rằng, lượng vitamin trong loại trái này tương đương với 170ml nước cam. Ngoài ra, kiwi còn chứa kali cao hơn trong chuối. Lượng chất xơ trong quả kiwi thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Cuối cùng, chất kẽm và folate trong kiwi cùng lutein sẽ tăng cường sức khỏe thị lực.

2. Ăn kiwi có tăng cân không?

Bạn chắc chắn sẽ có được đáp án cho câu hỏi này sau khi biết được kiwi bao nhiêu calo. Lượng calo mà kiwi cung cấp khá thấp. Chẳng những không làm tăng cân mà ăn kiwi còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thành phần vitamin C và chất xơ, vitamin trong kiwi khá lớn. Do đó, ăn loại trái cây này sẽ giúp bạn nhanh có cảm giác no, thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân.

Chất enzyme phân giải protein trong kiwi khá mạnh nên bạn có thể ăn kết hợp loại trái cây này với món ăn có thịt. Kiwi không gây tăng lượng insulin một cách đột ngột nên bạn sẽ không lo béo phì, tăng cân khi ăn.

3. Ăn kiwi như thế nào để giảm cân?

Để giảm cân hiệu quả với kiwi. bạn hãy tham khảo các phương pháp sau:

  • Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ như salad rau sống, ăn cùng sữa chua.
  • Ăn cùng ức gà luộc hoặc hấp để tăng thêm hương vị thơm ngon của thịt gà.
  • Làm kem, sinh tố thơm ngon, lạ miệng.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn giảm cân, kết hợp tập luyện thể thao điều độ để tiêu hao năng lượng dư thừa.
  • Ăn 1 đến 2 quả kiwi mỗi ngày, có thể kết hợp với cam, táo, bưởi để đa dạng dinh dưỡng.

4. Ăn kiwi có tốt không? Kiwi có tác dụng gì cho sức khỏe?

Thành phần các chất trong 100g kiwi bao gồm:

  • Nước 83%
  • Protein 1.1g
  • Tinh bột 14.7g
  • Chất xơ 3g
  • Chất béo 0.5g
  • Vitamin C, vitamin E, kali, kẽm, chất chống oxy hóa.

Chính vì nhiều dưỡng chất như thế nên ăn kiwi rất tốt cho sức khỏe. Công dụng mà quả kiwi mang đến cho cơ thể chính là:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa nhờ enzyme có chức năng phân hủy protein
  • Điều chỉnh huyết áp với thành phần kali cao, cân bằng electron trong cơ thể
  • Bảo vệ ADN, nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa cơ thể mắc bệnh ung thư
  • Ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giải quyết các vấn đề về ruột
  • Giảm nguy cơ gây đông máu, giảm hàm lượng chất béo
  • Tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường
  • Chống thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa bệnh quáng gà ở người cao tuổi
  • Làm đẹp da nhờ hàm lượng vitamin E dồi dào, đóng vai trò như chất chống oxy hóa, bảo vệ da không bị lão hóa.

5. Mẹ bầu có ăn trái kiwi được không?

Một vấn đề khác mà chị em quan tâm bên cạnh thắc mắc kiwi bao nhiêu calo chính là mẹ bầu có được ăn kiwi hay không. Đây là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và hết sức lành tính. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn kiwi trong thai kỳ để bổ sung vitamin E, chất xơ, năng lượng, carbohydrate và các khoáng chất khác. Ăn kiwi sẽ mang đến cho mẹ bầu và thai nhi một số công dụng như sau:

  • Chất folate đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tế bào, tốt cho sự phát triển thai nhi. Bổ sung lượng folate vừa đủ sẽ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi như tủy sống không phát triển, tật nứt đốt sống. Ở mẹ bầu, folate hạn chế được nguy cơ sảy thai. Do đó, kiwi tốt cho cả phụ nữ đang mang thai và người đang muốn có thai.
  • Nguồn vitamin C tuyệt vời trong kiwi sẽ cung cấp đến 140% liều lượng vitamin C được khuyến cáo hàng ngày. Lượng vitamin này sẽ giúp hình thành chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ làm giảm vết rạn da khi mẹ mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
  • Lượng đường tự nhiên có trong trái kiwi rất tốt cho mẹ bầu. Chúng sẽ giúp kiểm soát việc thèm ăn đồ ngọt của mẹ. Chỉ số glycemic thấp trong kiwi sẽ không làm tăng insulin trong cơ thể thai phụ. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ được điều tiết hiệu quả. Kiwi chính là một lựa chọn lý tưởng để mẹ phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả và an toàn.
  • Chất xơ, enzyme cùng các hợp chất phenolic là các dưỡng chất giúp nuôi các vi khuẩn probiotic trong hệ tiêu hóa. Ăn kiwi sẽ hỗ trợ giảm tình trạng táo bón và bệnh trĩ khi mẹ mang thai. Ngoài ra, kiwi sẽ ngăn ngừa mẹ bị đầy hơi, viêm dạ dày và đau bụng.
  • Các chất chống oxy hóa trong thành phần của trái kiwi sẽ giúp bảo vệ RNA và DNA của thai nhi khỏi bị hư hại, bảo vệ các tế bào khỏi bị oxy hóa.
  • Kiwi sẽ giúp phụ nữ mang thai ổn định tâm trạng, khắc phục và tránh tình trạng mẹ bị mệt mỏi, trầm cảm, căng thẳng khi thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai.

6. Cần lưu ý gì khi ăn kiwi để giảm cân?

Tuy kiwi có chứa lượng calo khá thấp và hỗ trợ giảm cân tốt nhưng bạn cần chú ý vài điều khi ăn để phát huy tối đa tác dụng từ loại quả này:

  • Chọn mua kiwi ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Rửa kỹ và làm sạch kiwi trước khi ăn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh cùng hóa chất độc hại.
  • Tính axit trong kiwi khá cao nên bạn cần tránh ăn quá nhiều. Điều này có khả năng gây lở miệng, loét lưỡi, phát ban.

Một số trường hợp không nên ăn kiwi mà bạn nên ghi nhớ bao gồm:

  • Bệnh nhân đang bị sỏi thận, sỏi mật, đi tiểu nhiều lần.
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng, mẫn cảm với nhựa trái cây.
  • Người có tỳ vị hư hàn hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày.
  • Phụ nữ sinh non, người có kinh nguyệt quá nhiều.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (613 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!