Mẫu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Cập nhật 2024)

Để triển khai bất cứ hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng phải đề ra phương án kinh doanh thể hiện sự chuẩn bị, kế hoạch, dự liệu của doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh của mình. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ngoài là một tài liệu nội bộ thì còn là một căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp. Bài viết sau đây của ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Duong Bo

Phương án kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được đề ra liên quan đến các nội dung: Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…); Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình; Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km); Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện; Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ; Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Thông qua phương án kinh doanh đơn vị vận tải đã đưa ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét năng lực kinh doanh, cơ sở vật chất mà doanh nghiệp đã hoạch định, chuẩn bị nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép.

Trước đây theo quy định tại nghị định 86/2014/NĐ-CP thì phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một loại giấy tờ phải có trong hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, sang nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực hiện nay thì loại giấy tờ này đã được giảm bỏ, giúp giảm gánh nặng thủ tục cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải.

2. Mẫu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Tuy rằng pháp luật hiện nay không còn yêu cầu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nữa, nhưng ACC vẫn gửi tới bạn đọc mẫu sau (ban hành kèm theo thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)  trong trường hợp bạn cần dùng đến:

 

Tên đơn vị KD vận tải:........ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:.............. /.............. …………, ngày...... tháng......năm.....

 

PHƯƠNG ÁN

KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

1. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải

- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

- Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).

- Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

- Các nội dung quản lý khác.

  1. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải
  2. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
  3. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.

- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.

- Phạm vi hoạt động của tuyến (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

- Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.

- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.

- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

1.2. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.

- Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km).

- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.

- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.

- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

1.3.Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

- Màu sơn xe của đơn vị.

- Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.

- Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.

- Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

- Đồng phục của lái xe.

- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa

- Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…).

- Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.

- Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

- Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải

(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là mẫu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (686 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo