Phát mại tài sản là gì? (Cập nhật 2024)

Phát mại tài sản là gì? Phát mại tài sản là một hình thức không còn quá xa lạ gì với mọi người. Đây là một hình thức thanh toán nợ bằng tài sản được quy định theo pháp luật về dân sự. Vậy khái niệm phát mại tài sản là gì? Khi nào ngân hàng thực hiện phát mại tài sản? Cùng theo dõi bài viết sau đây để cập nhật các thông tin pháp lý có liên quan đến chủ đề này ngay nhé.

Phát mại tài sản là gì
Phát mại tài sản là gì

1. Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là tên gọi chung của việc công khai và áp dụng phương thức xử lý tài sản thế chấp. Nói một cách cụ thể hơn thì phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm của người vay một cách công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà người đó không có khả năng chi trả.

2. Khi nào thì thực hiện phát mại tài sản

Trong các hợp đồng thế chấp, các bên sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu (i) đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc (ii) Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì bên còn lại có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định. Trường hợp không tự nguyện bàn giao tài sản thì có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

3. Phương thức phát mại tài sản

Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận lựa chọn một trong phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng phương thức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Bán đấu giá tài sản là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”

Có thể thấy, chủ thể đứng ra thực hiện việc đấu giá tài sản là doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, chủ sở hữu của tài sản bán đấu giá, bên nhận bảo đảm tài sản đấu giá, hoặc là cơ quan thi hành án. Khi đã tham gia đấu giá thì người trả giá cao nhất trong số những người tham gia đấu giá sẽ mua được tài sản đó với điều kiện giá mua tài sản mà họ đã trả bằng hoặc cao hơn giá khởi điểm.

Xét về trường hợp vay với Ngân hàng, theo nguyên tắc, khi khách hàng vay Ngân hàng với hình thức vay có tài sản bảo đảm thì khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản (có thể là thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng vay) và khi khách hàng không chi trả nợ, không trả đủ nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng có quyền phát mại tài sản hay còn gọi xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phát mại tài sản là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (356 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo