Phát hành tiền là gì ? Quy định pháp luật về phát hành tiền

phat-hanh-tienPhát hành tiền

1. Giới thiệu về phát hành tiền.

Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm cân bằng với lượng hàng hóa, làm phương tiện thanh toán và còn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Như vậy thì phát hành tiền là gì? Phát hành tiền bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về phát hành tiền. Để tìm hiểu hơn về phát hành tiền các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về phát hành tiền nhé.

2. Phát hành tiền là gì?

Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 tại Điều 17 về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:

  • Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
  • Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Điều 11 về phát hành tiền như sau:

  • Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.
  • Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

3. Quản lý Quỹ dự trữ phát hành tiền.

Theo quy định của Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Điều 9 về quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành như sau:

Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

  • Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
  • Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:

  • Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
  • Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
  • Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
  • Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
  • Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;
  • Tiền thu từ lưu thông.

4. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật

Ngân hàng Nhà nước trực tiếp thực hiện việc in ấn, đúc, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền theo quy định của pháp luật:

Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 các quy định sau:

Điều 18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền

  1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền.

Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng

Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi hủy hoại.

Điều 20. Thu hồi, thay thế tiền

Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.

Điều 21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền

  1. Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
  2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền.”

Điều 23. Các hành vi bị cấm

  1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả
  2. hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.
  3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
  4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

5. Kết luận phát hành tiền.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về chức năng của phát hành tiền và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến phát hành tiền. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về phát hành tiền đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về phát hành tiền vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (388 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo