Tư vấn pháp lý về tội vu khống [Chi tiết 2024]

Câu hỏi: Anh D là hàng xóm của tôi. Vừa rồi, anh D có tố cáo tôi trước cơ quan công an về tội trộm cắp tài sản, cơ quan công an có điều tra, khi hết thời hạn điều tra thì cơ quan công an có ra một văn bản thông báo gửi cho viện kiểm sát và cho anh D là không có đủ điều kiện để khởi tố, có nghĩa là tôi không phải là người trộm cắp tài sản.
Vậy về vấn đề này, Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể tố cáo lại anh D về tội vu khống cho tôi không? Hình phạt cho tội vu khống người khác được quy định ra làm sao? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Với câu hỏi trên, ACC tư vấn xin pháp lý vu khống với tình huống trên như sau.

Quy Dinh Ve Toi Lam Nhuc Nguoi Khac Va Cuong Doat Tai San (1)

Tư vấn pháp lý về tội vu khống

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Bộ Luật hình sự 2015
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

2. Quyền mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật quy định

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Căn cứ khoản Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các điều đảm bảo quyền của mỗi cá nhân về về danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:

  • Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
  • Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  • Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  • Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Như vậy quyền của mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật đưa lên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác trên facebook là vi phạm pháp luật. Pháp luật cũng quy định về hình thức xử phạt hành vi trên tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ta việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đưa thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

3. Quy định về Hình phạt cho tội vu khống người khác

Người có hành vi vu khống người khác khi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm “vu khống người khác” thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

  • Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
    • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
    • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
    • Có tổ chức;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • Đối với 02 người trở lên;
    • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
    • Đối với người đang thi hành công vụ;
    • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    • Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    • Vì động cơ đê hèn;
    • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    • Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài những hình phạt trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác thì theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại; ngoài ra phải bồi thường khoản tiền khác (do các bên thỏa thuận) để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

4. Trách nhiệm hành chính khi có hành vi vu khống, làm nhục người khác

Trường hợp người thực hiện hành vi vu khống và làm nhục người khác chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì người đó có thể phải chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi của mình.
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định hai trách nhiệm hành chính đối với trường hợp có hành vi làm nhục hoặc vu khống người khác như sau:

  • Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90): Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 94): Thực hiện hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài 02 lần trở lên trong 06 tháng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Trách nhiệm dân sự
Danh dự, nhân phẩm, uy là những yếu tố nhân thân của mỗi cá nhân, là bất khả xâm phạm và được pháp luật dân sự bảo vệ theo Điều 37 BLDS 2015.
Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sống mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ. Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên.
Chủ thể nào đăng tải những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng thì phải gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Chủ thể thông tin những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài bác bỏ thông tin đó còn phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp lý vu khống của chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo và nắm bắt. Nếu quý bạn đọc có những câu hỏi thắc mắc; vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (634 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo