Thuyết pháp luật thực chứng là gì?

Thuyết pháp luật thực chứng là học thuyết về pháp luật hình thành trên cơ sở tư tưởng triết học chủ nghĩa thực chứng hay còn gọi là chủ nghĩa thực nghiệm. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Thuyết pháp luật thực chứng là gì?

Thuyết pháp luật thực chứng là gì?
Thuyết pháp luật thực chứng là gì?

1. Chủ nghĩa thực chứng pháp lý là gì ?

Chủ nghĩa thực chứng pháp lý là một trường phái tư tưởng về phân tích luật học được phát triển phần lớn bởi các nhà triết học pháp lý trong thế kỷ 18 và 19, chẳng hạn như Jeremy Bentham và John Austin . Trong khi Bentham và Austin phát triển lý thuyết thực chứng pháp lý, thì chủ nghĩa kinh nghiệm đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho những phát triển như vậy xảy ra. Nhà văn theo trường phái thực chứng pháp lý nổi tiếng nhất bằng tiếng Anh là H. LA Hart , người, vào năm 1958, đã tìm ra cách sử dụng phổ biến của "chủ nghĩa thực chứng" khi được áp dụng cho luật để bao gồm nội dung rằng:
  • Luật là mệnh lệnh của con người;
  • Không có bất kỳ mối quan hệ cần thiết nào giữa luật pháp và đạo đức, nghĩa là, giữa luật pháp như nó vốn có và nó phải như thế;
  • Phân tích (hoặc nghiên cứu ý nghĩa) của các khái niệm pháp lý là đáng giá và cần được phân biệt với lịch sử hoặc xã hội học về luật , cũng như từ việc phê bình hoặc thẩm định pháp luật, ví dụ liên quan đến giá trị đạo đức của nó hoặc các mục đích hoặc chức năng xã hội của nó;
  • Hệ thống pháp luật là một hệ thống logic, khép kín, trong đó các quyết định đúng đắn có thể được suy ra từ các quy tắc pháp lý được xác định trước mà không cần tham chiếu đến các cân nhắc xã hội;
  • Các phán quyết đạo đức, không giống như các tuyên bố về thực tế, không thể được thiết lập hoặc bảo vệ bằng lập luận hợp lý, bằng chứng hoặc bằng chứng ("chủ nghĩa không công nhận" trong đạo đức).

Về mặt lịch sử, pháp lý thuyết thực chứng đối lập với lý thuyết luật học của luật tự nhiên , đặc biệt không đồng ý ement xung quanh tuyên bố của luật sư tự nhiên rằng có một mối liên hệ cần thiết giữa luật pháp và đạo đức.

2. Thuyết pháp luật thực chứng

Học thuyết pháp luật thực chứng về pháp luật hình thành trên cơ sở tư tưởng triết học chủ nghĩa thực chứng hay còn gọi là chủ nghĩa thực nghiệm mà người sáng lập là Comte (August Comte; 1798 - 1857).

Comte chủ trương “Trật tự" với nghĩa là duy trì chế độ xã hội hiện tồn, ủng hộ tình trạng không thể lay chuyển của quan hệ tư bản chủ nghĩa và chủ trương vì sự "tiến bộ” với nghĩa là sự phát triển hòa bình, không bị gián đoạn bởi các cuộc cải tạo cách mạng đối với xã hội tư sản. Xã hội như một tổng thể hữu cơ là đối tượng mà ông dành sự trọng tâm chú ý trong đó. Tình đoàn kết là hiện thân mối quan hệ của con người và các nhóm xã hội. Ông thừa nhận trong xã hội đương thời tư sản và vô sản là những giai cấp đối lập nhưng sự đoàn kết sẽ liên kết họ vì trong mọi xã hội đều tồn tại một mục tiêu chung và có sự thống nhất hài hòa nhất định. Hài hòa là một trạng thái tồn tại khắp mọi chốn, nơi tồn tại một hệ thống nhất định nào đó. Comte tuyên bố: Không một xã hội nào có thể tồn tại nếu người dưới không tôn trọng người trên, người mạnh không giữ quyền thống trị mà phải đi phục vụ kẻ yếu.

Xuất phát từ cái gốc là tình đoàn kết tồn tại và chi phối xã hội, Comte đả kích một cách mạnh mẽ các quyền. Comte khẳng định triết học của mình không thừa nhận bất kì một thứ quyền nào ngoài cái quyền chấp hành nghĩa vụ của mình. Khái niệm quyền phải được biến mất khỏi lĩnh vực chính trị cũng như khái niệm nguyên nhân - khỏi lĩnh vực triết học. Con người sinh ra bởi các nghĩa vụ và với các nghĩa vụ đó mà sống cả cuộc đời mình. Tất cả mọi quyền đều phải được thủ tiêu. Đi theo hướng đó, những người theo trường phái pháp luật thực chứng chủ trương xây dựng nhà nước cực quyến.

Tất nhiên, thuyết pháp luật thực chứng có yếu tố tích cực vì nó thuyết minh cho tính đáng tin cậy của pháp luật, thỏa mãn được nhu cầu chung về tính đáng tin cậy, minh bạch của pháp luật. Nhưng rõ ràng nó rất phiến diện, vì nó không thừa nhận  tính đạo đức, hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đối với một văn bản pháp luật. Đối với những người theo thuyết giáo này thì bất kì một điều gì đó đều có thể trở thành luật của một nhà nước khi nó được một ai đó có đủ sức mạnh buộc mọi người tôn trọng, chấp hành.

Đây là một cách để phủ nhận sự phân biệt, đối lập giữa pháp luật và sự tùy tiện, bạo lực và tự do vì chỉ cần được nhà nước, người có quyền cho phép. Tính ngụy biện của cách lập luận, lý giải của thuyết pháp luật thực chứng rất nguy hiểm, reo rắc ở những người nhẹ dạ dễ tin theo nó với sự ngộ nhận, nhận thức mơ hồ về pháp luật làm căn cứ cho nhu cầu xây dựng một nhân sinh quan đúng đắn, cách mạng đối với pháp luật. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, những kẻ bảo hộ cho chế độ tư bản độc quyền đã ra sức lợi dụng nó hòng ru ngủ một bộ phận quần chúng nhân dân dễ dàng có thái độ chấp nhận cái xã hội hiện tồn dù nó phản dân chủ đến đâu.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thuyết pháp luật thực chứng là gì? do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (367 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo