Phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Bởi lẽ, cuộc sống của chúng ta gắn liền với môi trường, khi môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng luôn có những quy định rất chặt chẽ về vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có một số trường hợp vẫn có sự nhầm lẫn giữa thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường. Cho nên, bài viết này nhằm giúp bạn đọc phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường

450x450

Phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường

1. Phí bảo vệ môi trường

1.1 Phí bảo vệ môi trường là gì? 

Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

1.2 Các loại phí bảo vệ môi trường hiện này

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:

– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 38//NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 164//NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2016. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. 

2. Thuế bảo vệ môi trường

2.1 Thuế bảo vệ môi trường là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2  Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm như sau: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

2.2 Các đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau đây:

+ Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.

+ Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường.

+ Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.

+ Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

+ Mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

3. Phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường

3.1 Về khái niệm

- Phí bảo vệ môi trường: Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.

- Thuế bảo vệ môi trường: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Việc đánh thuế môi trường là cách để tọa ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hạn chế sản phẩm
(hay hoạt động) có thể gây hại đến môi trường.

3.2 Chủ thể ban hành

- Phí bảo vệ môi trường: Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3.3 Bản chất

- Phí bảo vệ môi trường: Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí. Nước ta đang áp dụng một số loại phí như: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất rắn, khai thác khoáng sản…

- Thuế bảo vệ môi trường: Là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; /Thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; Thuốc bảo quản lâm sản; Thuốc khử trùng kho (loại hạn chế sử dụng).

3.4 Mục tiêu

- Phí bảo vệ môi trường: Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; Ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được; Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

- Thuế bảo vệ môi trường: Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường.

3.5 Tính chất

- Phí bảo vệ môi trường: Mang tính đối giá; Mang tính hoàn trả trực tiếp. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Không mang tính đối giá; Không mang tính hoàn trả trực tiếp

3.6 Tầm quan trọng

- Phí bảo vệ môi trường: Thấp hơn. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Cao hơn. 

3.7 Tính lợi ích

- Phí bảo vệ môi trường: Liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Không liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp. 

3.8 Tính ổn định

- Phí bảo vệ môi trường: Tính ổn định thấp, có thể thay đổi nhanh. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Có tính ổn định cao, ít thay đổi. 

3.9 Chủ thể chịu trách nhiệm trả

- Phí bảo vệ môi trường: Thu vào hành vi xả chất thải ra MT (thu trực tiếp vào chủ thể xả chất thải gây ô nhiễm MT). Người chịu phí và người nộp phí BVMT là người xả thải ra môi trường. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Thuế BVMT thu vào một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó gây ô nhiễm MT, thể hiện định hướng nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm. Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay. 

3.10 Nguyên tắc xác định mức thu

- Phí bảo vệ môi trường: Dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra MT, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thuế bảo vệ môi trường: hu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến MT. Thu theo mức thuế tuyệt đối bằng số tiền trên đơn vị hàng hoá.

3.11 Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng

- Phí bảo vệ môi trường: Hầu như liên quan trực tiếp đến quy mô sử dụng dịch vụ. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng thấp. 

3.12 Chủ thể có quyền thu

- Phí bảo vệ môi trường: Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ quyền. 

- Thuế bảo vệ môi trường: Chỉ có Nhà nước. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (448 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo