Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết

Làm thế nào để phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết? Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đã nghe về những thuật ngữ vừa kể đến. Vậy thì làm sao để phân biệt được chúng và tránh nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây bạn nhé.

Phan Biệt

Phân biệt luật nghị định thông tư

1. Khái niệm về Luật?

Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ... Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước, các bộ luật và các đạo luật. Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Ví dụ: khoa học luật, đại học luật, sinh viên luật, tiến sĩ luật, nghề luật, luật sư, luật gia.

Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh.

2. Nghị định là gì?

Căn cứ pháp lý: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Nghị định là Một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nghị định dùng để: quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh,quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập...

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

3. Thông tư là gì?

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.

Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định cụ thể tại khoản 8, điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành năm 2015 có nội dung như sau:

“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:

– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp, cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.

– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):

+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.

4. Nghị quyết là gì?

Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, các cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết gồm:

- Quốc hội;

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

- Hội đồng nhân dân các cấp;

Ngoài ra, còn có một hình thức là Nghị quyết liên tịch được các cơ quan phối hợp với nhau ban hành như: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Đối với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện thì thời điểm có hiệu lực sẽ được ghi tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Đối với các văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ký hoặc ngày thông qua.

Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn phần nào hiểu rõ hơn về luật, nghị định, thông tư và nghị quyết. Mong rằng sau bài viết này các bạn sẽ phân biệt được luật, nghị định, thông tư và nghị quyết và không bị nhầm lẫn. Nếu có câu hỏi gì thắc mắc hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1186 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo