Phạm vi điều chỉnh của luật dân sự

Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 2015 được Quốc hội thông qua theo Luật số 91/2015/QH13 đã quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh của bộ luật này, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015”.
Th (36)

1. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự là gì? 

Phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự là địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

2. Nội dung phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự năm 2015 

Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 2015 được Quốc hội thông qua theo Luật số 91/2015/QH13 đã quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh. So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp: cô đọng, không trùng lắp và tính tập trung cao hơn.
Điều 1 BLDS năm 2015 chỉ quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
Kế thừa các nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã khắc phục được sự chồng chéo của hệ thống pháp luật dân sự không những trong các chế định cụ thể, mà còn thể hiện ngay trong chương những quy định chung, tạo cơ sở cho sự thống nhất và trở thành “luật gốc” của hệ thống pháp luật nội dung. BLDS năm 2015 đã thể hiện sự hài hòa với giá trị chung của pháp luật dân sự khi xác định phạm vi điều chỉnh.
Với quy định về phạm vi điều chỉnh, BLDS năm 2015 sẽ tạo cơ sở pháp lý để xác định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. BLDS năm 2015 cũng công nhận quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Trong quá trình hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BLDS năm 2015 có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta.
Quá trình thi hành BLDS năm 2005, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tổng kết những vướng mắc, khó khăn, cùng những hạn chế trong thực tiễn thi hành các quy định của BLDS để khắc phục trong các quy định của BLDS năm 2015.
Chẳng hạn, trong quá trình thi hành BLDS năm 2005, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự riêng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn phải bảo đảm sự tương thích, phù hợp với thông lệ quốc tế trong hội nhập quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện xã hội và trình độ dân trí của Việt Nam. So sánh với BLDS năm 2005, để bảo đảm sự cô đọng và ngắn gọn nên tại Điều 1 BLDS năm 2015 đã bỏ đoạn 2 nói về nhiệm vụ của BLDS.
Vì vậy, quy định tại đoạn 2 Điều 1 BLDS năm 2005: “BLDS có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đăng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” đã không còn được ghi nhận trong Điều 1 BLDS năm 2015.
– Do tính chất đa dạng của quan hệ dân sự, tính đa dạng của các cam kết, thỏa thuận trong đời sống xã hội, nên BLDS năm 2015 đã quy định những yêu cầu cơ bản nhất, có tính chất định hướng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự là:
– Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;
– Quy định quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự;
 Quy định tiêu chí về cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và vấn đề tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Bằng các quy định trong các nội dung cơ bản trên đây, BLDS năm 2015 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013 nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng phát sinh trong đời sống kinh tế – xã hội đang ngày càng phát triển.
Và quan trọng là bảo đảm cho các quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong các quan hệ dân sự phát sinh, phát triển và chấm dứt theo các căn cứ do BLDS năm 2015 quy định. Hiệu quả và ý nghĩa tích cực nhất là: các chế định của BLDS năm 2015 sẽ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trong quan hệ dân sự, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.

3. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015 mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (554 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo