Nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 2024

Để các sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường được đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì tất cả các khâu trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần tuân thủ đúng quy trình. Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật từ khâu sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Cùng tìm hiểu nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài viết dưới đây.

nuoi-trong-thuy-san-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

An toàn vệ sinh thực phẩm rất quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày trong đó có việc nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên quan đến sức khỏe, thể chất, đến nguồn nhân lực phát triển đất nước. Đóng góp quan trọng vào việc duy trì nòi giống dân tộc cường tráng, trí tuệ.

Nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cả chuỗi cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn tức là lúc lựa chọn cây con giống, đất, nước, môi trường nuôi, cấy đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm đến người tiêu dùng. Bất kỳ một mắt xích nào trong chuỗi thực phẩm trên không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến thực phẩm không an toàn cho người sử dụng.

2. Nguyên nhân thực hiện được nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng đang là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm; nhất là khi môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi đều gia tăng tình trạng ô nhiễm từ các nguồn chất thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải từ ao nuôi thủy sản.

Nguyên nhân chủ yếu không đảm bảo việc nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là trong quá trình nuôi, một số cơ sở nuôi cố tình sử dụng chất kích thích sinh sản, sinh trưởng trong quá trình sản xuất giống hay nuôi thương phẩm; bên cạnh đó, một số cơ sở nuôi cố tình sử dụng thức ăn bị nấm mốc có chứa độc tố, sử dụng tạp chất, hoá chất cấm để tăng lợi nhuận, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người như mắc bệnh ung thư, ngộ độc... có thể dẫn đến tử vong.

Trong tình hình hiện nay, chất lượng một số mặt hàng thuỷ sản cần phải được kiểm soát nghiêm túc để giảm tối đa những yếu kém còn tồn tại trong công tác nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thuỷ sản.

Theo quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thuỷ sản cần phải tuân thủ những quy định nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT .

Việc nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ nguời quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.

3. Các biện pháp nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Để nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tốt như: nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, theo hướng VietGAP… và tham gia các lớp tập huấn về kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Địa điểm nuôi phải phải nằm trong vùng quy hoạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Thiết kế ao, vuông nuôi đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng, ao xử lý, có bờ vững chắc và không bị rò rỉ.

- Các khu vệ sinh và công trình phụ phải bố trí xa khu vực nuôi. Rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt để tránh nhiễm bẩn ao nuôi. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc... phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Không sử dụng thức ăn, thuốc thú y bị nhiễm nấm mốc, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không sử dụng bất kỳ các loại kích thích tố sinh trưởng (hormone).

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; khi phát hiện tôm, cá bệnh cần tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật trong việc điều trị để đảm bảo không lạm dụng thuốc thú y, hóa chất.

- Có sổ nhật ký ghi đầy đủ thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất sử dụng trong suốt quá trình nuôi để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

- Trước khi thu hoạch, cần lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh. Khi thu hoạch, làm tờ khai xuất xứ thủy sản để giao cho cơ sở chế biến hoặc cơ sở thu mua cùng với phiếu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh.

4. Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty Luật ACC

Quý khách đang có nhu cầu xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục cấp giấy phép. Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hãy đến với ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá kinh doanh.

Trên đây là nội dung bài viết về khái niệm, nguyên nhân và các biện pháp để nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm trong việc nuôi trồng thủy sản nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục đơn giản vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cấp giấy phép một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (837 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo