Nguyên tắc kê khai thuế GTGT - cập nhập mới nhất năm 2024

Thuế là nguồn thu quan trọng trong ngân sách Nhà nước, các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều bị áp một loại thuế nhất định. Tuy nhiên, áp thuế dựa trên nguyên tắc không đánh thuế hai lần trên cùng một sản phẩm. Do đó, khai thuế GTGT như thế nào là đủ và không bị bất lợi đối với doanh nghiệp. Quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguyên tắc này nhé. 

nguyen-tac-khai-thue-GTGTNguyên tắc kê khai thuế GTGT 

1. Thuế GTGT là gì? 

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

khai-thue-GTGTNguyên tắc khai thuế GTGT 

2. Đặc điểm thuế GTGT

Thuế GTGT có những đặc điểm sau: 

  • Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu

Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu. 

  • Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. 

Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. 

  • Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến

Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. 

  • Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng

Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. 

3. Nguyên tắc khai thuế GTGT 

ngan-sach-nha-nuoc-1Nguyên tắc khai thuế GTGT

Để khai thuế GTGT quý bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc sau: 

  • DN chỉ kê khai bổ sung thuế khi đã hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
  • DN chỉ thực hiện kê khai bổ sung nếu như cơ quan thuế chưa công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
  • Trường hợp sau khi khai bổ sung, nếu số thuế GTGT được khấu trừ của kỳ khai bổ sung giảm đi (Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai và mã chỉ tiêu 43 là một số âm) thì DN thực hiện ghi số tiền đó vào chỉ tiêu 37 của tờ khai theo mẫu 01/GTGT tháng hiện tại- tháng mà phát hiện ra sai sót cần kê khai bổ sung.
  • Trường hợp sau khi kê khai bổ sung thuế khiến số thuế GTGT được khấu trừ tăng lên (Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai và mã chỉ tiêu 43 là một số dương) thì doanh nghiệp ghi số tiền đó vào chỉ tiêu 38 tờ khai mẫu 01/GTGT tháng phát hiện ra sai sót đó.
  • Bất cứ khi nào phát hiện sai sót, DN có thể kê khai bổ sung. Và đặc biệt được phép kê khai bổ sung nhiều lần.
  • Với kê khai bổ sung lần thứ nhất thì số đối chiếu là số liệu của tờ khai lần đầu. Với kê khai bổ sung lần thứ hai thì số liệu đối chiếu là số liệu của lần kê khai bổ sung lần 01.
  • Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung (Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số âm) thì DN được bù trừ số tiền thuế đã nộp thừa vào nghĩa vụ thuế của kỳ tiếp sau đó. Chứ không điều chỉnh vào tờ khai mẫu 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót.
  • Trường hợp kê khai bổ sung mà làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung ( Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số dương) thì DN phải nộp thêm số tiền thuế chênh lệch đó cùng với số tiền chậm nộp vào NSNN. Và không điều chỉnh vào tờ khai mẫu số 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót.
  • Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung (Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số âm)  và số thuế này đã được hoàn thì DN kê khai đầy đủ những chỉ tiêu ở mục C của mẫu 01/KHBS. Sau đó DN mang số tiền thuế điều chỉnh giảm mà đã được hoàn này nộp vào NSNN cùng với số tiền chậm nộp.
  •  Doanh nghiệp khai bổ sung phần mềm HTKK thao mẫu 01/KHBS.
  • Doanh nghiệp không được tư ý bù trừ sai sót của các tháng với nhau.
  • Với trường hợp sai sót không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế thì làm tờ khai bổ sung điều chỉnh của tháng, quý có sai sót để gửi cho cơ quan thuế chủ quản kèm theo các công văn giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này.
  • Doanh nghiệp chỉ thực hiện kê khai bổ sung cho tháng nào có sai sót và điều chỉnh nếu có 
  • Những tháng không có sai sót, điều chỉnh gì thì không được bổ sung điều chỉnh

4. Những câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc 1 khai thuế, tính thuế giá trị gia tăng?

Người nộp thuế (NNT) có trách nhiệm khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo đúng mẫu quy định và nộp đủ bộ hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

Nguyên tắc khai thuế, tính thuế GTGT với giao dịch liên kết?

+ Giá giao dịch liên kết được dùng để kê khai, tính nghĩa vụ thuế phải nộp cần được xác định đảm bảo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập.

Trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT?

NNT chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu

NNT nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ khai thuế GTGT bổ sung?

NNT được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót. 

Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, NNT cần khai thuế GTGT trên hồ sơ riêng, khác với hồ sơ khai thuế ban đầu: 

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc khai thuế GTGT.  Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo