Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp khi kết thúc quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nhu cầu chia tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Mời bạn tham khảo bài viết: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài để biết thêm chi tiết.

Tài sản của doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023)

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

 

1. Chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc nào?

Chia tài sản theo thỏa thuận

  • Theo Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng theo thỏa thuận đó, tuy nhiên nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết, giống với trường hợp chia tài sản theo quy định của pháp luật .
  • Tuy nhiên theo Điều 47 thì khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực và cần lưu ý các trường hợp thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu gồm:
  • Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  • Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

(căn cứ theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Chia tài sản theo quy định của pháp luật

Chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật thì dựa vào quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  • Khi ly hôn, nếu vợ chồng có quyền và nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba thì quyền và nghĩa vụ đó vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình; còn nếu phần tài sản của vợ chồng xác định được thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Đối với việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác (căn cứ theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
  • Ngoài ra vợ chồng có quyền lưu cư khi ly hôn (Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn, chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài

  • Theo quy định tại Điều 35, 36, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn(người bị kiện) cứ trú, làm việc hoặc nơi nguyên đơn (người khởi kiện) cư trú, làm việc nếu hai bên có thỏa thuận là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Còn đối với trường hợp tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản thì Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
  • Tuy nhiên, đối với vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam (căn cứ theo Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

3. Trình tự, thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trình tự giải quyết vụ việc ly hôn và chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như đối với thủ tục giải quyết khởi kiện vụ việc dân sự tại Phần thứ hai Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ khởi kiện và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền

  • Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn

  • Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo đến bạn. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trường hợp hồ sơ ly hôn không đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung; Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung. Nếu Toà án xác định không thuộc thẩm quyền mình giải quyết có thể trả lại đơn khởi kiện.

Bước 3: Hòa giải tại Tòa án

Khi ly hôn thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc. Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được.

Bước 4: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Sau khi tổ chức phiên họp giao nộp công khai chứng cứ và hòa giải đồng thời thực hiện xác minh tài sản đang tranh chấp của vợ chồng, ghi nhận ý kiến của vợ chồng. Nếu không thống nhất được phân chia thì Tòa án sẽ tiến hành mở phiên Tòa xét xử. Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn; đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

4. Án phí chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài

Án phí trong vụ án ly hôn mà yêu cầu tranh chấp tài sản của vợ chồng là một khoản tiền cụ thể; hoặc tài sản có thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí được xác định theo giá trị tài sản như sau:

  • Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
  • Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
  • Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
  • Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

 

Trên đây là một số thông tin về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (505 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo