Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube

Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhắc đến vấn đề bản quyền. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube.

Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube
Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube

1. Quyền tác giả là gì 

1.1 Quyền tác giả là gì

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Quyền tác giả còn được gọi là "Bản quyền", "Tác quyền".

Căn cứ Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 (LSHTT):

“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Như vậy, quyền tác giả là bản quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa: ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim,…. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Căn cứ Điều 18, LSHTT, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

1.2. Phân loại quyền tác giả 

a. Quyền nhân thân 

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b. Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Bảo hộ quyền tác giả là gì

2.1. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả 

Bảo hộ quyền tác giả là việc mà các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xác nhận quyền tác giả của người đã sáng tác nên tác phẩm, trong đó cơ quan sẽ ghi nhận các văn bằng bảo hộ các quyền như nhân thân, tài sản của các chủ sở hữu; đảm bảo quyền tác giả không bị tổn thất, xâm phạm.

Bảo hộ quyền tác giả dưới góc độ pháp lý là tổng hợp các quy định pháp luật nhằm bảo hộ bằng pháp luật những quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của họ.

2.2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của LSHTT.

Căn cứ Điều 14, LSHTT. các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  1. a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  2. b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  3. c) Tác phẩm báo chí;
  4. d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

  1. e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  2. g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  3. h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
  4. i) Tác phẩm kiến trúc;
  5. k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  6. l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  7. m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Tác phẩm được bảo hộ theo quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

3. Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube

Các chính sách của YouTube quy định những nội dung mà nhà sáng tạo được phép và không được phép đăng trên kênh của họ. Hãy cùng tìm hiểu một số phần quan trọng để bạn có thể nắm bắt những điều cần biết.
Nguyên tắc cộng đồng giúp xây dựng một cộng đồng YouTube thân thiện với người xem, nhà sáng tạo và nhà quảng cáo. Những nội dung vi phạm các nguyên tắc này đều không đủ điều kiện tham gia kiếm tiền và sẽ bị gỡ bỏ khỏi YouTube.
Nhà sáng tạo chỉ được đăng tải video do họ sản xuất hoặc có quyền sử dụng. Như vậy nghĩa là không ai được phép đăng tải video không do họ sản xuất, cũng như không được sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của người khác trong video của mình, chẳng hạn như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do nhà sáng tạo khác sản xuất.
Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi có một số chính sách tập trung trực tiếp vào cách chúng tôi xử lý thông tin sai lệch trên YouTube.
Bảo vệ trẻ em và quyền riêng tư của trẻ em là ưu tiên số một của chúng tôi tại YouTube. Chúng tôi có một số chính sách, sản phẩm và phương pháp để giúp YouTube và nhà sáng tạo thực hiện mục tiêu này.

Bước đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu kiếm tiền trên YouTube là đăng ký và được phê duyệt để tham gia Chương trình Đối tác YouTube (YPP). Tất cả nhà sáng tạo đáp ứng ngưỡng yêu cầu của chúng tôi đều có thể đăng ký tham gia YPP. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ xem xét đơn đăng ký khi bạn tuân thủ một số nguyên tắc của chúng tôi.

Nếu bạn đã là nhà sáng tạo đang tham gia kiếm tiền trên YouTube, thì kênh của bạn cần phải tuân thủ mọi chính sách về việc kiếm tiền trên YouTube. Các chính sách này bao gồm Nguyên tắc về nội dung phù hợp với nhà quảng cáo, Nguyên tắc cộng đồng, Điều khoản dịch vụ và Chính sách về Bản quyền của YouTube, cùng với Chính sách chương trình của Google AdSense. Các chính sách này áp dụng cho bất kỳ ai đang tham gia hoặc muốn tham gia Chương trình Đối tác YouTube, chương trình mà các nhà sáng tạo phải tham gia mới được kiếm tiền trên YouTube.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Quy định và nguyên tắc dành cho nhà sáng tạo trên Youtube do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (990 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo