Nguồn gốc hình thành và vai trò của quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho người lao động đặc biệt là vấn đề thất nghiệp do nhiều công ty, doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hoặc tạm dừng hoạt động… Thất nghiệp không chỉ tạo gánh nặng mưu sinh cho người động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Vì vậy, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được tạo ra nhằm trang trải một phần chi phí cuộc sống của người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc mới. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp một cách cụ thể và chi tiết về nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp và vai trò của quỹ.

1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 quy định Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Quỹ được xây dựng và vận hành với sự tham gia của các chủ thể trong thị trường lao động bao gồm: Người lao động, Người sử dụng lao động và Ngân sách Nhà nước.

2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp gồm: Các khoản đóng góp và hỗ trợ; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp và Nguồn thu hợp pháp khác.

2.1. Các khoản đóng góp và hỗ trợ

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia chế độ. Tuy nhiên, sự tham gia của Nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ để hạn chế tình trạng người lao động và người sử dụng lao động dựa dẫm trong việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động có trách nhiệm đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định mới, mức đóng tối đa là 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp chứ không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung như trước đây.

Đối với người sử dụng lao động, hằng tháng phải đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương tháng của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Điều 6 nghị định 28/2015/NĐ-CP). Thực ra, cùng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, song so với mức đóng góp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có mức đóng 1% là rất thấp. Do đó, để duy trì quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo, nhất là khi nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ vào quỹ thì sự điều chỉnh tăng mức đóng góp này là điều hết sức cần thiết.

2.2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở sự đóng góp và hỗ trợ của nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Để bảo toàn và tăng trưởng quỹ, bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm dùng số tiền nhàn rỗi tạm thời trong quỹ để đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Tiền sinh lời từ đầu tư, tăng trưởng quỹ phải được bổ sung hằng năm vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2.3. Nguồn thu hợp pháp khác

Bên cạnh các khoản đóng góp, hỗ trợ, tiền lãi từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn dựa trên các nguồn thu hợp pháp khác như: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nhờ có các khoản này, quỹ bảo hiểm thất nghiệp luôn được duy trì, góp phần bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Vai trò của quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động một cách hữu hiệu với hai mục đích: Đảm bảo đời sống vật chất cơ bản cho người thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định sau khi họ bị mất việc làm và có chế độ hỗ trợ để người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới. Cụ thể như sau:

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp, trong đó trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

- Hỗ trợ học nghề. Công tác này do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Để được học nghề, người lao động phải làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm được thực hiện thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm

- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cũng như vai trò vô cùng quan trọng của quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc về nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng như vai trò của quỹ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (848 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo