Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải (Cập nhật 2024)

Bất cứ quy định pháp luật nào cũng luôn có quyền và nghĩa vụ đi kèm với nhau. Vậy quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải là gì? Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

Dieu Kien Kinh Doanh Dich Vu Van Tai Bang Xe O To 2001153502

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải

1. Căn cứ pháp lý

Điều 69, Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 .

2. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải được chia theo loại mà họ vận tải: vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.

 2.1. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

2.2.1. Quyền của người kinh doanh vận tải hành khách

Căn cứ Khoản 1, Điều 69, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định quyền của người kinh doanh vận tải hành khách:

Thu cước, phí vận tải; từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm..

Người kinh doanh vận chuyển hành khách có quyền: Thu cước, phí vận tải của hành khách, vì bên người kinh doanh vận tải là bên cung cấp dịch vụ, hành khách là người được hưởng dịch vụ, nên hành khách phải có nghĩa vụ trả các khoản phí vận tải mà bên kinh doanh vận tải hành khách đã cung cấp.

2.1.2. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

Căn cứ Khoản 2, Điều 69, Luật giao thông đường bộ năm 2008, người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải; mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách; giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách; bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

Đối với hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm phải ghi rõ thời gian từng chuyến xe theo ngày, giờ trong tuần: Khi sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên để thực hiện hợp đồng vận chuyển thì trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin: hành trình, thời gian thực hiện hợp đồng và số lượng khách.

Riêng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng đưa đón học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm theo tuyến cố định, thực hiện thông báo một lần trước khi thực hiện hợp đồng hoặc khi có sự thay đổi về tuyến đường, thời gian vận chuyển và các điểm dừng, đỗ của xe ô tô.Khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển và danh sách hành khách.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa

2.2.1. Quyền của người kinh doanh vận tải hàng hóa

Theo quy định tại điều 73, người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

- Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;

- Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2.2.2. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa

Cũng theo quy định tại Điều 73, người kinh doanh vận tải hàng hóa có những nghĩa vụ sau:

- Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;

- Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định.

Trên đây là toàn bộ quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải. Nếu bạn đọc hoạt động trong ngành kinh doanh vận tải, bạn cần phải nắm vững những quyền và nghĩa vụ này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (626 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo