Ngón tay bị dập tụ máu phải làm sao?

Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết đau và giúp móng hồi phục nhanh hơn? Tình trạng móng tay dập, tụ máu vô cùng dễ gặp trong sinh hoạt ngày thường. Khi gặp phải, móng tay sẽ rất đau đớn và để lại vết tụ bầm khá lâu. Và không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này nhanh hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có cách chữa trị móng tay bị dập tụ máu tốt hơn!

Dập móng tay là gì? Nguyên nhân móng tay bị dập

Trước khi tìm hiểu móng tay bị dập tụ máu làm sao hết, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng dập móng và nguyên nhân của nó nhé!

Đôi bàn tay có khả năng cử động vô cùng linh hoạt. Nhờ vào những dây thần kinh tập trung tại nơi đây. Móng tay được sinh ra để bảo vệ những đầu ngón tay an toàn hơn trong sinh hoạt. Móng làm từ gian bào, không có dây thần kinh nhưng chứa rất nhiều mạch máu ở quầng móng.

Tuy đã có lớp móng bảo vệ, nhưng nếu bị va chạm quá mạnh, ngón tay cũng sẽ bị thương. Mà cụ thể, chấn thương thường gặp nhất tại bàn tay đó là dập móng tay.

Biểu hiện khi bị dập móng tay thường là:

  • Sưng và đau tại vị trí bị đụng dập (đây là cảm giác đầu tiên mà bạn sẽ cảm thấy sau khi dập móng).
  • Phần thịt dưới lớp móng bị dập, tụ máu đỏ và lâu dần thành vết bầm màu tím. Màu sắc tương tự với các vết bầm thông thường khác trên cơ thể.
  • Bầm tím và sưng nề vùng mô quanh móng.
  • Nền móng tím và đen thẫm lại.
  • Bong tróc phần móng.

Tin chắc rằng ai cùng từng có ít nhất một lần bị dập móng tay. Thông thường tình trạng này xảy ra do kẹt tay vào khe cửa, bị vật nặng va đập hay kẹt bên dưới. Các chấn thương lớn như té ngã, chơi thể thao, bất cẩn khi làm việc,… Cũng có thể khiến móng tay bị dập. Chỉ cần tác động mạnh vào phần đầu móng thì sẽ gây ra tình trạng này.

Dập móng tay có chữa trị được không?

Vậy dập móng tay có chữa trị được không? Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết? Câu trả lời là có và nếu chỉ dập móng đơn thuần thì có thể chữa trị nhanh hơn bạn nghĩ.

So với gãy móng sâu, bật móng hay dập nát ngón tay, gãy xương,… Thì đây được xem là chấn thương nhẹ của móng. Cũng đau đớn nhưng không quá dai dẳng như những tổn thương lớn hơn. Không mất khả năng di chuyển hay bị lệch trục, biến dạng. Bởi thế mà có thể khắc phục cơn đau, chữa trị nhanh chóng hơn.

Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết?

Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết đau và hồi phục nhanh hơn? Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem cách sơ cứu ngay sau khi bị dập móng nhé!

Trong khi đang chờ đến khám bác sĩ, người bệnh có thể tự thực hiện sơ cứu cho tay mình. Nếu trẻ em bị dập móng thì cha mẹ, người thân hãy sơ cứu ngay bằng bằng các biện pháp sau. Giúp cải thiện chấn thương, giảm đau nhanh chóng hơn.

  • Không di chuyển phần ngón tay bị dập để hạn chế cơn đau. Nên kẹp ngón tay bị dập vào ngón tay bên cạnh với băng gạc. Đặc biệt, nếu việc dập móng kèm với gãy xương thì càng phải đảm bảo không khiến móng bị di lệch.
  • Nâng tay lên cao để giảm lượng máu dồn xuống móng, ngăn ngừa tình trạng sưng nề bị nặng hơn.
  • Tháo nhẫn ra khỏi ngón tay trên bàn tay, để tránh bị ảnh hưởng vào vết thương.
  • Bọc vài viên đá vào khăn mềm hoặc dùng túi chườm đá áp vào ngón tay. Giữ nguyên trong 15 đến 20 phút để giảm đau, giảm sưng. Nếu còn đau nhiều, hãy chườm đá mỗi 2 đến 3 giờ một lần.
  • Nếu ngón tay bị dập có hiện tượng chảy máu hay vết thương hở, cần cầm máu nhanh chóng. Vệ sinh sạch với nước, nước muối sinh lý và các loại thuốc sát trùng. Sau đó che phủ ngón tay lại bằng băng gạc sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Nếu dập móng tay kèm mưng mủ thì phải rửa sạch vết thương kỹ lưỡng hơn với nước muối sinh lý. Để các chất bẩn, vi khuẩn được loại bỏ trước khi thực hiện băng bó.
  • Uống thêm thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol. Nhưng không nên dùng các loại thuốc có chứa thành phần kháng viêm như Ibuprofen. Nếu muốn dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ và phải chắc chắn rằng ngón tay không kèm theo tình trạng gãy xương.

Bạn đã giải đáp được vấn đề móng tay bị dập tụ máu làm sao hết rồi đúng không nào? Nếu chẳng may bị thương ở móng, bạn cần sơ cứu nhanh chóng. Và để đảm bảo hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị. Để kiểm tra tình trạng xương ngón tay để đảm bảo xương không gãy. Đồng thời tránh tác động mạnh vào ngón tay, hạn chế tình trạng dập bị nặng hơn. Gây xuất huyết hay nhiễm trùng, khó lành lại.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (912 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!