Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật?

Hành vi ngoại tình đang trở nên ngày càng phổ biến và gây ra những tác động xấu đến gia đình và xã hôi. Vậy Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Mời bạn cùng theo chân Luật ACC đi tìm hiểu, làm rõ tại bài viết này nhé!

Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật?
Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật?

1. Ngoại tình là gì?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì hình thức một vợ một chồng là hợp pháp, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau. Tuy nhiên hiện nay có một số người vợ/ chồng dù đã kết hôn nhưng có hành vi quan hệ lén lút với người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với một người khác thì đây được xem là hành vi ngoại tình.

Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ/ chồng hợp pháp của họ.

Ngoại tình có thể dẫn tới hậu quả xã hội như sau:

- Ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Quan hệ bị tác động mạnh nhất là vợ-chồng (sự ghen tuông), tiếp đến là quan hệ giữa cha-con và mẹ-con.

- Có thể dấn đến ly hôn, làm tan vỡ các gia đình. Có không ít trường hợp, những người đi ngoại tình đã ly hôn vợ/chồng hiện tại để lấy người tình, lập ra những gia đình mới

- Khi hai người đi đến quan hệ tình dục, có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa con ngoài giá thú

2. Con ngoài giá thú là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng, không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.

Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).

Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).

3. Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật?

Trường hợp nam, nữ (một trong hai bên, hoặc cả hai bên) đang trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác, nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con ngoài giá thú thì đây là hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Điểm c khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, trước đây theo Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC, hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999, thì chung sống như vợ chồng là việc chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

  • Nếu hành vi của bạn và người kia thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v… hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.Quy định về xử lý hành vi ngoại tình có con ngoài giá thú

Tùy từng tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý kỉ luật

Nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định về việc công chức vi phạm quy định về nhân phẩm thì người có con ngoài giá thú sẽ bị xử lý kỷ luật.

Xử phạt hành chính

Nghị định 82/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/9. Cụ thể, khoản 1 Điều 59 Nghị định quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Như vậy, hành vi có con ngoài giá thú có thể bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Trong trường hợp, hành vi có con ngoài giá thú có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù. Cụ thể, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Điều 182: Vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC dành cho quý bạn đọc liên quan đến câu hỏi Ngoại tình có con ngoài giá thú có vi phạm pháp luật? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng phản hồi Luật ACC theo thông tin dưới đây!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1038 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo