Nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Nghiệp vụ thị trường mở là khái niệm đã rất quen thuộc, đây là việc ngân hàng trung ương thực hiện mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm mục đích hướng tới chính sách tiền tệ của quốc gia. Quy định về nghiệp vụ thị trường mở là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-112
Nghiệp vụ thị trường mở

1. Nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được Ngân hàng nhà nước công nhận là thành viên.

2. Đặc điểm của thị trường mở: 

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Việc mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở làm tăng, giảm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng hoặc giảm lượng cung ứng tiền tệ. Khi mua chứng khoán từ bất kì người bán nào, ngân hàng trung ương trả tiền bằng cách phát hành séc. Khi người bán gửi séc trong tài khoản ngân hàng của mình, ngân hàng xuất trình séc cho ngân hàng trung ương để thanh toán.

Đến lượt mình, ngân hàng trung ương nhận séc bằng cách tăng tài khoản dự trữ cho ngân hàng của người bán tại ngân hàng trung ương. Dự trữ tại ngân hàng của người bán tăng mà không được bù đắp ở đâu đó. Kết quả là, tổng lượng cơ sở tiền tăng lên. Điều hoàn toàn trái ngược xuất hiện khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán. Việc thanh toán làm giảm dự trữ của người mua ở ngân hàng trung ương mà không được bù đắp ở đâu đó, và do đó cơ sở tiền giảm. Đặc tính này – sự thay đổi trực tiếp cơ sở tiền khi ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng khoán – làm cho hoạt động thị trường mở trở thành công cụ chính xác, linh hoạt và hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ.

Về mặt lí thuyết, ngân hàng trung ương có thể cung ứng hoặc thu về cơ sở tiền thông qua các giao dịch với bất kì loại tài sản nào trên thị trường mở. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các loại tài sản không được sẵn sàng trao đổi để thích ứng với hoạt động thị trường mở.  Để các hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả, ngân hàng trung ương cần phải mua và bán một cách nhanh chóng, tiện lợi một khối lượng bất kì để giữ cung về cơ sở tiền phù hợp với những mục tiêu của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kì.

Các điều kiện này đòi hỏi các công cụ mà ngân hàng trung ương mua hoặc bán được trao đổi trên một thị trường chung rất linh hoạt , đồng thời chúng có thể đáp ứng các giao dịch mà không làm bóp méo hay đổ vỡ thị trường.  Ở hầu hết các quốc gia, trái phiếu chính phủ thường được ngân hàng trung ương sử dụng để giao dịch trên thị trường mở.

Từ tháng 7/2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Thị trường mở cũng được xác định là một công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Doanh số giao dịch các giấy tờ có giá trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm. Từ tháng 11/2004, giao dịch thị trường mở được thực hiện định kì 3 phiên/tuần.

3. Các chủ thể tham gia thị trường mở

Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa dạng và tham gia với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao dịch với ngân hàng trung ương trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của ngân hàng trung ương ở các nước. Các tiêu chuẩn này gồm các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của ngân hàng trung ương. Thông thường, thành viên ngân hàng trung ương bao gồm:

3.1. Ngân hàng Trung ương

ngân hàng trung ương là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. ngân hàng trung ương là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại nghiệp vụ thị trường mở và tần suất sử dụng nghiệp vụ thị trường mở . ngân hàng trung ương tham gia thị trường thông qua việc mua bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu CSTT. ngân hàng trung ương cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.

Như vậy, ngân hàng trung ương tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó.

3.2. Các đối tác của ngân hàng Trung ương

3.2.1 Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng trung ương là thành viên chủ yếu tham gia nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương và là đối tác quan trọng của ngân hàng trung ương xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.

Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng. ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; ngân hàng thương mại  vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ.

3.2.2 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm… coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG.

 3.2.3 Các nhà giao dịch trung gian

Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa ngân hàng trung ương và các đối tác khác.

Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các ngân hàng trung ương, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của ngân hàng trung ương trên thị trường mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, ngân hàng trung ương chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của ngân hàng trung ương và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc.

Đối với những nước hoạt động nghiệp vụ thị trường mở chưa phát triển thì chưa có sự tham gia của các nhà giao dịch trung gian. Các thành viên tham gia trên thị trường mở phải đáp ứng đủ điều kiện quy định của ngân hàng trung ương như: Có tiền gửi tại ngân hàng trung ương có mạng kết nối với ngân hàng trung ương để thực hiện giao dịch.

4. Các loại giấy tờ có giá được phép mua bán trong nghiệp vụ thị trường mở

– Tín phiếu ngân hàng Nhà nước

– Trái phiếu chính phủ bao gồm:

tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính phủ

– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: trái phiếu Chính phủ do ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu do ngân hàng chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% gốc, lãi khi đến hạn;

– Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND TP. HÀ NỘI Và UBND TP.HCM phát hành. Điều kiện để giấy tờ có giá được phép đưa vào giao dịch với Ngân hàng Nhà nước:

– Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;

– Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng;

-Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại giấy tờ do tổ chức mình phát hành để giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

5. Phương thức và quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở do ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở được thành lập bởi thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể mua bán giấy tờ có giá dưới các phương thức sau: mua/bán có kỳ hạn hoặc mua/bán hẳn.

6. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo các bước nào?

Bước 1: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng điều kiện công nhận thành viên đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Sở giao dịch xem xét công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Bước 2: Sở giao dịch thực hiện thông báo thông tin đấu thầu giấy tờ có giá ( GTCG) hoặc thông báo bán GTCG trên mạng máy tính. Thành viên truy cậo mạng xác thực thông báo để biết thông tin về đợt đấu thầu. Thành viên và sở giao dịch tiến hành lưu ký và chuyển giao GTCG.

Bước 3: Nộp đơn dự thầu: Sau khi nhận được thông báo mua hoặc bán GTCG từ sở giao dịch ngân hàng Nhà nước, các thành viên phải tiến hành lập và gửi đăng ký đấu thầu mua/ bán GTCG tới sở giao dịch qua mạng máy tính.

Bước 4: Mở và xét thầu: Đến giờ mở thầu theo thông báo mời thầu, sở giao dịch tiến hành khoá sổ, giải mã thông tin dự thầu, xác thực kiểm tra đối chiếu đăng ký dự thầu, loại bỏ các đăng ký không hợp lệ và tổng hợp số liệu.Sau đó xem xét và phân bổ thầu cho thành viên đủ điều kiện dự thầu.

Bước 5: thông báo kết quả đấu thầu và in các báo cáo .Hoàn tất quá trình xét và phân bổ thầu, sở giao dịch thông báo kết quả đấu thầu tới thành viên và lập báo cáo.

Bước 6: Cam kết mua lại GTCG Sau khi có kết quả đấu thầu thành viên phải ký kết hợp đồng mua lại GTCG với ngân hàng Nhà nước một lần duy nhất để áp dụng với phương thức mua/bán có kỳ hạn GTCG. Mỗi lần phát sinh giao dịch mua/bán có kỳ hạn, sở giao dịch lậo phụ lục cho hợp đồng cam kết mua lại GTCG tương ứng với từng lần giao dịch. Thành viên phải kịp thời lập, kiểm soát, duyệt, xác thực phụ lục trước 15h30 phút trong ngày giao dịch. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Bước 7: Báo cáo kết quả đấu thầu.

Bước 8: Cập nhật số liệu thống kê

Bước 9: Hạch toán kế toán Dựa theo kết quả của từng giao dịch, sở giao dịch tiến hành hạch toán vào tài khoản thành viên, thực hiện việc chi trả lãi định kỳ, cuối kỳ theo quy định của pháp luật.

Bước 10: Chuyển giao và Thanh toán Sau khi nhận được kết quả đấu thầu, bên bán sẽ tiến hành chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho bên mua và ngược lại, bên mua thanh toán giá trị Hợp đồng mua bán cho bên bán. Việc chuyển giao và thanh toán được thực hiện ngay trong ngày thanh toán.

Bước 11. Xử lý vi phạm trong thanh toán hoặc vi phạm trong ngày đến hạn mua lại GTCG. Nếu thành viên có hành vi vi phạm trong 1 trong 2 ngày trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ý nghĩa của nghiệp vụ thị trường mở đối với chính sách tiền tệ và nền kinh tế

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết linh hoạt được cán cân thanh toán, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống TCTD, kiểm soát lạm phát ở mức ổn định, đảm bảo giá trị của Việt Nam đồng trên thị trường tiền tệ quốc tế, góp phần tích cực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra của Quốc hội và Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi nghiệp vụ thị trường mở là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (555 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo