Nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập theo quy định như thế nào?

Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán. Vậy Nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập theo quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập theo quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập theo quy định như thế nào?

Khái niệm về sáp nhập pháp nhân

Sáp nhập pháp nhân là kết hợp hai hay nhiều tổ chức có tư cách pháp nhân thành một tổ chức duy nhất.

Ở góc độ pháp luật tài sản, sáp nhập pháp nhân có thể được định nghĩa như là việc chuyển giao toàn bộ sản nghiệp (bao gồm tài sản có và tài sản nợ) của một pháp nhân cho một pháp nhân khác, do hiệu lực của một vụ giải thể mà không thanh lí tài sản. Có hai mô hình sáp nhập pháp nhân:

1) sáp nhập hợp nhất là việc hai hoặc một số pháp nhân (gọi là pháp nhân bị hợp nhất) hợp nhất thành một pháp nhân mới (gọi là pháp nhân hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang pháp nhân hợp nhất, đồng thời, chấm dứt tồn tại của các pháp nhân bị hợp nhất;

2) sáp nhập thu hút là việc một hoặc một số pháp nhân (gọi là pháp nhân bị sáp nhập) sáp nhập vào một pháp nhân khác (gọi là pháp nhân nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang pháp nhân nhận sáp nhập, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân bị sáp nhập. Pháp nhân có thể được sáp nhập theo luật hành chính khi được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển. Việc sáp nhập pháp nhân theo luật hình chính có thể được thực hiện không chỉ đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà còn cả đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trình tự, thủ tục sáp nhập được ghi nhận trong quyết định sáp nhập bằng các quy định mang tính mệnh lệnh hành chính.

Pháp nhân cũng được sáp nhập theo luật dân sự là kết quả của sự thoả thuận giữa những pháp nhân liên quan. Thông thường, việc sáp nhập theo luật dân sự được thực hiện theo mô hình sáp nhập thu hút. Trong trường hợp các pháp nhân liên quan là các doanh nghiệp thì tuỳ theo việc sáp nhập được thực hiện theo mô hình hợp nhất hoặc thu hút, tiến trình sắp nhập phải theo đúng các quy định tại Luật doanh nghiệp.

Các pháp nhân cùng loại được phép sáp nhập. Song, khái niệm “củng loạ? chưa được làm rõ nghĩa trong luật viết. Trong lĩnh vực kinh doanh, dường như "pháp nhân cùng loạP là cụm từ dùng để chỉ các công ty có cùng hình thức tổ chức - công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Đối với các doanh nghiệp nhà nước không thể coi là cùng loại với một công ty cổ phần hoặc một công ty trách nhiệm hữu hạn và do đó, không thể sáp nhập. Mặt khác, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh chưa được xác định rõ trong luật thực định, việc sáp nhập các công ty hợp danh có vẻ như không thể thực hiện được.

Vậy cũng có nghĩa rằng việc sáp nhập các pháp nhân là chủ thể kinh doanh chỉ có thể được thực hiện trong bốn trường hợp: sáp nhập doanh nghiệp nhà nước, sáp nhập hợp tác xã, sáp nhập công tỉ trách nhiệm hữu hạn và sáp nhập công ty cổ phần. Riêng việc sáp nhập hợp tác xã phải được tiến hành theo mô hình sắp nhập hợp nhất, do Luật hợp tác xã không dự kiến trường hợp sáp nhập thu hút.

Hồ sơ, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

- Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp;

+ Hợp đồng sáp nhập;

+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;

+ Nghị quyết và bien bản thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn mục trên

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy Biên nhận

Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 5: Doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục nội bộ sau thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập.

Nghĩa vụ của công ty đối với người lao động khi sáp nhập vào công ty khác được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

"1. Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

  1. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
  2. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này."

Theo đó, trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định. Như vậy, trường hợp công ty bạn sáp nhập vào công ty khác mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì công ty phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định.

Thủ tục thực hiện:

+ Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và điều lệ của công ty nhận sáp nhập.

+ Bước 2: Thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ của công ty nhận sáp nhập.

+ Bước 3: Đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các câu hỏi liên quan

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Trong tiếng Anh, thuật ngữ "Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Theo đó, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp.

Sáp nhập tiếng anh là gì?

"Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A”

Tách doanh nghiệp là gì?

Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu Nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập theo quy định. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (921 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!