Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định thừa phát lại

Sau khoảng thời gian thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại, ngày 26 tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định thừa phát lại, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chu Tich Qh Khai Mac 2
Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định thừa phát lại

1. Giới thiệu về Nghị quyết 107/2015/QH13 

Nghị quyết 107/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015 quy định về thực hiện chế định Thừa phát lại.

Nghị quyết quy định:

- Ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 24/2008/QH12 và Nghị quyết 36/2012/QH13. Chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.

- Giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế ở địa phương tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi hành nghề theo quy định hiện hành, có sự sửa đổi cần thiết để khắc phục những tồn tại trong hoạt động Thừa phát lại và chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo nghề Thừa phát lại.

Các tổ chức Thừa phát lại được thành lập theo Nghị quyết 24/2008/QH12 và Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục hoạt động theo Nghị quyết số 107/2015 cho đến khi Quốc hội ban hành Luật Thừa phát lại.

- Chính phủ phối hợp với TANDTC, VKSNDTC triển khai thực hiện Nghị quyết 107 năm 2015 của Quốc hội và chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Thuộc tính cơ bản của Nghị quyết 107/2015/QH13:

Số ký hiệu 107/2015/QH13 Ngày ban hành 26/11/2015
Loại văn bản Nghị quyết Ngày có hiệu lực 26/11/2015
Nguồn thu thập Công báo Chính phủ số 1211+1212 Ngày đăng công báo 20/12/2015
Ngành Tư pháp Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Phạm vi Toàn quốc

2. Nội dung của Nghị quyết 107/2015/QH13

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 107/2015/QH13

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 538/BC-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về tổng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội và Tờ trình số 584/TTr-CP ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại, Báo cáo thẩm tra số 2974/BC-UBTP13 ngày 14 tháng 9 năm 2015, Báo cáo thẩm tra số 3085/BC-UBTP13 ngày 08 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban tư pháp của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội. Chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điều 2

Giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế ở địa phương tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi hành nghề theo quy định hiện hành, có sự sửa đổi, bổ sung cần thiết để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động Thừa phát lại và chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo nghề Thừa phát lại.

Các tổ chức Thừa phát lại được thành lập theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội tiếp tục hoạt động theo quy định của Nghị quyết này cho đến khi Quốc hội ban hành Luật Thừa phát lại.

Điều 3

Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai thực hiện Nghị quyết này và chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

3. Hiệu lực của Nghị quyết 107/2015/QH13 

- Nghị quyết 107/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ kể từ ngày ký.

- Tình trạng hiệu lực: hiện nay, Nghị quyết 107/2015/QH13 vẫn còn hiệu lực thi hành.

Trên đây là tất cả thông tin về Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định thừa phát lại mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (375 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo