Nghị định 86/2014/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải

Trước khi bị thay thế bởi nghị định số 10/2020/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô đều chịu sự điều chỉnh của nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Bài viết sau đây của ACC sẽ cung cấp một số thông tin về nghị định 86 về kinh doanh vận tải.

Luat Sua Doi Luat Dau Tu Doanh Nghiep Nha O 2601105852

Nghị định 86 về kinh doanh vận tải

1. Nghị định 86 về kinh doanh vận tải là gì?

Nghị định 86 về kinh doanh vận tải tên gọi đầy đủ là nghị định số 86/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 09 năm 2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014. Hiện nay nghị định này đã hết hiệu lực hoàn toàn và được thay thế bởi nghị định số 10/2020/NĐ-CP, vậy nên mọi quy định trong nghị định 86 chỉ còn mang tính chất tham khảo không có giá trị pháp lý.

Xem thêm nghị định 10 về kinh doanh vận tải tại đây. 

2. Một số điểm chính của nghị định 86 về kinh doanh vận tải

2.1. Định nghĩa về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo nghị định 86, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Trong đó, kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Khi có nghị định 86 thì chưa có hình thức thu tiền qua phần mềm như của taxi công nghệ hiện nay. Chính vì vậy, trong một khoảng thời gian, taxi công nghệ đã tránh được các quy định pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2.2. Các hình thức kinh doanh vận tải

Theo nghị định 86, có 06 hình thức kinh doanh vận tải:

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;

-  Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;

Trong các loại kinh doanh vận tải trên, có duy nhất vận tải hành khách bằng taxi bắt buộc phải có đặc điểm nhận diện là hộp đèn có chữ “TAXI” được gắn cố định trên nóc xe và trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền.

2.3. Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải

Điều 13 Nghị định 86 các điều kiện chung để được kinh doanh vận tải, cụ thể:

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

- Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh:

  • Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Xe vận chuyển hành khách, xe vận chuyển hàng hóa bằng công ten nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình

- Điều kiện về lái xe và phụ xe:

  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch 

- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

- Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

2.4. Thời hạn giấy phép kinh doanh vận tải

Theo Điều 20 Nghị định 86, giấy phép kinh doanh vận tải có thời hạn 07 năm. Điều này sang nghị định 10 đã được loại bỏ. Theo đó, hiện nay giấy phép kinh doanh vận tải không có thời hạn sử dụng.

Trên đây là một số thông tin bạn đọc có thể tham khảo về nghị định 86 về kinh doanh vận tải. Nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (867 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo