Nghị định 74-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là Loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất có rừng trồng. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Nghị định 74-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp. 

So Sánh Luật Quốc Tế Với Tư Pháp Quốc Tế
Nghị định 74-CP năm 1993

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 74-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 

1. Tình trạng pháp lý. 

Số ký hiệu 74/CP Ngày ban hành 25/10/1993
Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 01/01/1994
Nguồn thu thập Công báo số 24/1993 Ngày đăng công báo ...
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì ? 

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là Loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất có rừng trồng. Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Việc phân hạng đất căn cứ vào các yếu tố: chất đất, vị trí của đất, địa hình của đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể được miễn hoặc giảm theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

3. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. 

Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...

Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

4. Đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. 

Đất rừng tự nhiên;

Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;

Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;

Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;

Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;

Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai.

5. Quy định về diện tích thuế đất. 

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 74-CP năm 1993, diện tích thuế đất được quy định như sau: 

Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai. Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt ở những nơi chưa làm kịp việc giao đất theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình nông dân và hộ cá nhân diện tích tính thuế của mỗi hộ do hộ tự kê khai và có xác nhận của người đứng đầu hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.

Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật Đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương mình.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Nghị định 74-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (601 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo