Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một việc làm nhân đạo và có xu hướng gia tăng trong thời đại mới. Để kịp thời điều chỉnh những bất cập của Luật cũ, ngày 05/03/2019, Chính phủ đã ban hành nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi. Bài viết dưới đây của ACC sẽ điểm qua một số điểm sửa đổi của Nghị định 24/2019/NĐ-CP giúp bạn đọc nắm rõ hơn về những quy định pháp luật mới.

Adopt

Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi

1. Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi là gì?

Ngày 05/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi (sau đây gọi là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2019. Kể từ ngày nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì những điều, khoản, điểm được sửa đổi sẽ không còn hiệu lực trong nghị định 19/2011/NĐ-CP.

2. Một số điểm mới của nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi

2.1. Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

Nếu như trước đây, theo Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi thì Nghị định số 24/2019/NĐ-CP đã mở rộng thẩm quyền theo hướng lựa chọn nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận con nuôi để thực hiện thủ tục này. Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú thì “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Việc mở rộng thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước là phù hợp với quy định của pháp luật về hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được đoàn tụ với cha, mẹ đẻ hoặc được sống trong môi trường gia đình gốc là họ hàng của trẻ em.

2.2. Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi giới hạn đối tượng trẻ em được nhận đích danh làm con nuôi

Nghị định 24/2019/NĐ-CP giới hạn lại đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi, cụ thể gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời. Những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác hoặc khuyết tật khác không thuộc các trường hợp trên đều được giải quyết theo thủ tục giới thiệu trẻ em.

2.3. Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định về việc rà soát, tìm người nhận nuôi con nuôi

Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP về trách nhiệm rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Theo đó, UBND cấp xã định kỳ hàng tháng có trách nhiệm rà soát, đánh giá đối với diện trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.Việc quy định như vậy nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với trẻ em đang được tạm thời nuôi dưỡng hoặc được chăm sóc thay thế ở gia đình, hạn chế tình trạng nuôi con nuôi thực tế trong cộng đồng

2.4. Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định nội dung mới đối với việc xác minh hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà Công an cấp tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi.

Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. Thời hạn niêm yết là 60 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.

Trên đây là một số điểm mới của Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi về việc nhận nuôi con nuôi. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1197 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    Tống Thị Thuý
    Xin luật sư tư vấn về nghỉ hưu trước tuổi. Xin cảm ơn!
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo