Ngành xuất nhập khẩu là gì? [Chi tiết 2022]

Xuất nhập khẩu vẫn còn là một ngành quan trọng tại Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam gia nhập TTP - Hiệp định Đối tác xuyên Thai Bình Dương làm mở ra cơ hội cho việc xuất nhập khẩu ra các nước Châu Âu và đem lại nhiều thách thức lớn cho ngành xuất nhập khẩu. Vậy để tìm hiểu xem ngành xuất nhập khẩu là gì và các vấn đề liên quan, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Ngành xuất nhập khẩu là bao gồm tất cả các hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Hai hoạt động chính của ngành này là hoạt động xuất khẩu hàng hóa và hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Vai trò của ngành xuất nhập khẩu

Hoạt động của ngành xuất nhập khẩu là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia. giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn đinh.

Cụ thể là, có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm cho một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động, những người có trình độ cao, tao sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân.

3. Một số quy định hiện nay về hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước...

4. Một số câu hỏi có liên quan

Ngành xuất nhập khẩu học gì?

Đối với mỗi trường đại học khác nhau sẽ có chương trình đào tạo riêng về ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong các chương trình đào tạo hầu như sẽ có một số môn học tiêu biểu sau: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quan hệ kinh tế quốc tế, thuế và hệ thống thuế, giao dịch thương mại quốc tế, logistics và vận tải quốc tế...

Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

Nhân viên xuất nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp. Họ góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng.

Các công việc cụ thể mà các nhân viên trong ngành thường phải làm như:

- Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình, tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp. Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa.

- Cùng với kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

- Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ.

- Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa với số lượng tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.

- Quản lý đơn hàng, hợp đồng.

- Tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty.

- Các nhân viên này còn cần liên lạc, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo nội bộ và tham mưu cho các trưởng phòng kinh doanh chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả…

Những kỹ năng cần thiết của một nhân viên xuất nhập khẩu?

Những kỹ năng mà một nhân viên xuất nhập khẩu cần có gồm: ngoại ngữ; sử dụng thành tạo B2B web/apps/tìm kiếm thông tin trên Internet; Thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp; kỹ năng văn phòng và một số kỹ năng mềm khác (như kỹ năng quản lý thời gian và sắp xuất công việc; kỹ năng làm việc độc lập, chủ động và tích cực; biết cách giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm...)

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về ngành xuất nhập khẩu là gì. Nội dung bài viết có giới thiệu về khái niệm ngành xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu cùng các vấn đề có liên quan. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (870 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo