Ngân hàng có được mua trái phiếu doanh nghiệp

Ở Việt Nam, hình thức đầu tư vào trái phiếu không còn xa lạ. Ngoài trái phiếu Chính phủ, hiện nay, nhiều người chọn hình thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Vậy ngân hàng có được mua trái phiếu doanh nghiệp hay không? Cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ, do tổ chức phát hành là các doanh nghiệp nhằm mục đích huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Tổ chức phát hành ra trái phiếu có nghĩa vụ thực hiện thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc cho nhà đầu tư khi đến kỳ hạn. Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu doanh nghiệp chính là chủ nợ của doanh nghiệp đó và được gọi là trái chủ.

Đối với doanh nghiệp, phát hành trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn quan trọng bên cạnh kênh tín dụng hoặc phát hành cổ phiếu. Thủ tục phát hành trái phiếu cũng không quá khắt khe. Tính đến hết năm 2021, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu đạt 658,009 tỷ đồng (phát hành trong nước).

Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát doanh nghiệp hành ra công chúng đạt 4.58% (thấp hơn nhiều so với năm 2020: 7.10%), còn lại là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. 

Ngân hàng và bất động sản vẫn là hai nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng khối lượng phát hành trái phiếu, hai nhóm này chiếm tới hơn 70% quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021.

2. Ngân hàng có được mua trái phiếu doanh nghiệp hay không?

Căn cứ theo Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua bán trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó,  tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Ngân Hàng Có được Mua Trái Phiếu Doanh NghiệpNgân hàng có được mua trái phiếu doanh nghiệp

3. Ngân hàng bị cấm mua trái phiếu doanh nghiệp?

Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong 3 trường hợp dưới đây:

Thứ nhất, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.

Thứ ba, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.

Đồng thời, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi doanh nghiệp đáp ứng nhiều điều kiện như: 

  • Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn;
  • Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu hoặc vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vi phạm phương án sử dụng vốn; 
  • Doanh nghiệp phát hành không được có nợ xấu trong vòng 12 tháng gần nhất và phải có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn.

Ngoài các điều kiện trên, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất.

Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền… 

Trên đây là một số thông tin chi tiết về ngân hàng có được mua trái phiếu doanh nghiệp hay không. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (993 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo