Các ngân hàng đang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Trước sự phát triển mạnh của thị trường tài chính, nhiều ngân hàng đã nắm bắt và đẩy mạnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Vậy cụ thể ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp như thế nào? Hyax cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp

Cùng với sự “bùng nổ” của thị trường tài chính, nhiều ngân hàng đã nắm bắt và đẩy mạnh hoạt động bán chéo các trái phiếu của doanh nghiệp. 

Cụ thể từ phía ngân hàng Techcombank hiện đã triển khai bán những sản phẩm Trái phiếu của doanh nghiệp iBond; đặc biệt được dành cho những khách hàng cá nhân. Qua đây, ngân hàng sẽ chào bán các trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam với lãi suất khoảng 9%/năm. 

Trên thực tế cho thấy, tổng nguồn thu từ các hoạt động ngành môi giới và tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ các ngân hàng đang có xu hướng tăng cao. Việc tham gia phân phối, bảo lãnh trái phiếu của các doanh nghiệp không chỉ giúp cho các ngân hàng tăng được nguồn thu đáng kể; mà nó còn giúp các ngân hàng tạo và gia tăng nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp, góp phần quan trọng giúp thúc đẩy lượng khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ khác.

Dễ thấy nhất qua số liệu của Moody’s; thu nhập từ hình thức này đã đóng góp tới 14% tổng doanh thu của ngân hàng Techcombank trong quý I/2020. Chủ yếu thông qua 2 hoạt động: bán bảo hiểm (bancassurance) và kinh doanh phát hành trái phiếu. Trong đó, con số đã bao gồm cả lợi nhuận tư vấn phát hành trái phiếu cho khách hàng doanh nghiệp và phần từ phân phối trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức quản lý tài sản cho khách hàng có thu nhập cao.

2. Mua trái phiếu qua ngân hàng có giảm thiểu được rủi ro không?

Đầu tư và mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng sẽ được kiểm duyệt về chất lượng trước khi phát hành. Vì thế, rủi ro cũng sẽ được giảm phần ít.  Lãi suất cũng được dao động từ 9 – 12%/năm – cao hơn mức lãi suất khi gửi tiết kiệm. 

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia tài chính, không ít nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa hiểu thực sự bản chất cũng như rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được chào bán qua các ngân hàng.

Trên thực tế theo phân tích của các chuyên gia; ngân hàng chỉ đóng vai trò đại lý phát hành trái phiếu; hoặc là tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp. Đây chỉ là 1 trong những dịch vụ của họ. Hiểu 1 cách đơn giản, ngân hàng phát hành trái phiếu chéo chỉ là kênh trung gian mua bán trái phiếu giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Vì thế, không phải tất cả trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng bảo hãnh phân phối đều hoàn toàn an toàn; hầu hết các khách hàng đều phải chịu toàn bộ rủi ro.

Ngân Hàng Bán Trái Phiếu Doanh NghiệpNgân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp

3. Cách mua trái phiếu ngân hàng như thế nào?

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ và lưu ý sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân (Căn cước công dân); những giấy tờ minh chứng nguồn gốc tiền sở hữu là của chính chủ (không phạm pháp) hoặc không liên quan đến vấn đề pháp luật. Giấy chứng minh mục đích khi mua trái phiếu; giấy phép kinh doanh (nếu có) các mẫu đơn khi mua trái phiếu phải điền đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của ngân hàng bán kinh doanh phiếu. Ngoài ra cần một số thủ tục giấy tờ khác tùy theo ngân hàng. 
  • Để quá trình làm thủ tục giữa hai bên được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Khách hàng cần thực hiện theo sự hướng dẫn chi tiết của nhân viên tư vấn ngân hàng. Bên cạnh đó, cần đọc kỹ cam kết và cả hai bên phải thực hiện đúng theo quy định đã đưa ra.

4. Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng hay không?

Việc mua trái phiếu doanh nghiệp thông qua ngân hàng vẫn có mức độ rủi ro cũng vẫn sẽ tiềm ẩn. Song song đó mức lãi suất sẽ cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng; và thấp hơn so với mua trực tiếp trái phiếu của các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn đọc để có thể trả lời cho việc nên hay không nên mua qua hình thức này. 

Trên đây là một số thông tin chi tiết về ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (511 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo