Nấm rơm: Dinh dưỡng, cách chế biến và lưu ý khi sử dụng

Đôi nét về nấm rơm

Nấm rơm còn được gọi là nấm mũ rơm, nấm mọc thành cụm hay đơn độc trên rơm, rạ ẩm ướt sau những cơn mưa. Đây là loại nấm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng rất tốt với sức khỏe con người.

Công dụng của nấm rơm

Nấm rơm thuộc loại nấm lành tính và giàu giá trị dinh dưỡng và cụ thể là:

  • Nấm chứa đa dạng các loại vitamin A, B1, B2, D, E, C và khoáng chất.
  • Lượng Beta Glucan, Eritadenine, Chitosan sẽ làm giảm Cholesterol trong cơ thể.
  • Hàm lượng Kali cao sẽ bảo vệ mạch máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, giúp hệ miễn dịch và cơ bắp khỏe mạnh hơn.
  • Chẳng những rất ít chất béo mà còn có lượng Carbohydrate tốt cho các tuyến nội tiết hay Insulin tự nhiên tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
  • Hàm lượng chất xơ cao có khả năng giúp bạn có cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn sẽ hỗ trợ việc giảm cân tốt.
  • Bổ sung canxi và sắt sẽ giúp xương của bạn thêm chắc khỏe và ngăn ngừa thiếu máu rất hiệu quả.

Phân loại nấm rơm

Hiện nay, nấm rơm được phân làm 2 loại đó là:

  • Nấm tự nhiên: Là nấm tự mọc và phát triển ngoài tự nhiên mà không có sự tác động của con người. Thông thường, nấm mọc tự nhiên sẽ có sản lượng thấp.
  • Nấm được nuôi trồng: Là nấm phát triển và sinh trưởng bởi sự tác động của con người. Nấm nuôi trồng sẽ cho sản lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm

Nấm rơm có rất nhiều thành phần bổ dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy, đó là những giá trị như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo ngay sau đây:

  • Giá trị dinh dưỡng trong 100g nấm tươi gồm có: 90% nước, 3,6% chất đạm, 0.3% chất béo, 3,2% đường, 1,1% chất xơ, 28mg canxi, 80mg phốt pho, 1.,2% sắt, 31 calorie.
  • Giá trị dinh dưỡng trong 100g nấm khô gồm có: 21-37g chất đạm, 2,1-4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ.

Ngoài ra, trong nấm mũ rơm còn chứa các loại vitamin A, B1, B2, C, D, PP, E, canxi, sắt, phốt pho, kali, đồng, 2.5g protein,.... cùng các chất chống oxy hóa cao, Beta Glucan, Eritadenine, Chitosan, Axit Linoleic, Selen giúp kiểm soát Cholesterol trong máu và ức chế tế bào ung thư gây hại đến cơ thể.

Các món ăn chế biến từ nấm rơm

Nấm rơm không chỉ là món ăn kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà còn có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Nếu bạn đã quá nhàm chán với những món ăn đơn giản và muốn thử hương vị mới lạ hơn. Vậy, hãy bỏ túi ngay các món ăn mới lạ và độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn ngay dưới đây:

Cháo sò điệp nấm rơm

Nguyên liệu: 200g sò điệp, 100g nấm, 50g gạo, củ hành tím, hành lá và hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, bạn cần tiến hành vo gạo rồi nấu trong vòng 12 phút để gạo nhừ, ngâm sò khoảng 10 phút thì bỏ vào nồi luộc trong vòng 8 phút.
  • Sò đã chín, bạn gỡ lấy phần thịt bỏ vào tô.
  • Tiếp tục, bạn hãy rửa nấm, hành tím và cắt thành từng lát bỏ chung với sò, thêm 1 thìa cà phê hạt nêm rồi trộn đều.
  • Khi thấy nồi cháo đã chín, hạt gạo mềm thì bạn đổ hỗn hợp sò, nấm vào nồi chờ sôi khoảng 7 phút nữa là hoàn thành.

Cháo sò điệp nấm rơm

Súp kem nấm rơm

Nguyên liệu: Nấm rơm, bơ, tỏi, hành tây, cỏ xạ hương và muối tiêu

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn đưa nấm đi rửa sạch rồi thái lát, hành tây thái hạt lựu, tỏi đập dập.
  • Tiếp theo, bạn hãy bắt chảo lên bếp rồi bỏ bơ vào, khi bơ tan chảy thì bỏ tỏi và hành tây vào phi thơm.
  • Khi hành và tỏi đã thơm bạn bỏ nấm vào đảo đều tay. Chờ nấm ngả vàng rồi bạn cho thêm một chút rượu vang trắng, cỏ xạ hương và muối tiêu để nấm dậy mùi.
  • Tiếp đến, bạn đổ nước dùng rau củ vào nấm và đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Đợi súp nguội hẳn rồi hãy bỏ vào máy xay và xay nhuyễn súp.
  • Tiếp tục, đun súp đã xay vào nồi ở lửa nhỏ và bỏ kem vào khuấy đều tay. Khi súp sôi hãy bỏ thêm 2 thìa bột bắp, một ít muối tiêu vào nồi đảo đều sau đó tắt bếp.

Súp kem nấm rơm

Lẩu nấm rơm

Nguyên liệu: Nấm rơm, xương ống, cà rốt, củ cải, dứa, cà chua, rau và đậu hũ cùng với bún/mì ăn kèm.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn gọt vỏ cà rốt, củ cải, dứa và cắt thành từng khúc, cà chua cắt lát. Bỏ nguyên liệu vừa chuẩn bị cùng xương ống vào nồi nước và hầm sôi để làm nước dùng.
  • Tiếp theo, hãy rửa sạch và cắt đậu hũ, nấm, rau và các nguyên liệu bạn muốn thành từng lát và xếp ra đĩa.
  • Bạn có thể ăn kèm cùng với bún hay mì tôm tùy ý thích. Khi nước dùng đã sôi, bạn có thể dùng ngay món lẩu nóng hổi đầy hấp dẫn này.

Lẩu nấm rơm

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản nấm rơm

Để nấm rơm tươi lâu và đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình sử dụng và bảo quản, bạn cần lưu ý một số vấn đề nhỏ sau đây nhé!

Lưu ý khi sử dụng:

  • Bạn không nên rửa nấm quá lâu hay vắt kỹ khi rửa bởi điều này sẽ làm nấm bị nhạt và mất dinh dưỡng ở trong nước.
  • Nấm mũ rơm dễ thấm hút dầu mỡ nên khi nấu nấm bạn hãy sử dụng dầu ăn với lượng vừa phải. Bởi vì, dầu ăn sẽ cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng và khó tiêu sau khi ăn.
  • Không nên nấu nấm ở lửa to vì nhiệt độ cao sẽ làm mất dinh dưỡng của nấm. Do đó, bạn nên nấu nấm ở lửa vừa và nhỏ để đảm bảo chất lượng.
  • Sau khi ăn nấm, bạn không nên sử dụng đồ ăn lạnh như nước đá hay kem vì có thể bị đau bụng.

Lưu ý khi bảo quản:

  • Nếu không sử dụng hết, bạn có thể dùng giấy bọc thực phẩm để bọc nấm lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Việc này sẽ giúp nấm bảo quản được từ 2 đến 3 ngày.
  • Để nấm bảo quản trong 4 đến 5 ngày mà vẫn đảm bảo dưỡng chất bạn nên trần nấm qua nước sôi 2 phút. Sau đó, hãy vớt ra và bỏ vào nước đá rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nếu muốn nấm bảo quản được lâu và không bị hư hỏng bạn nên phơi hoặc sấy khô nấm. Cách này sẽ giúp nấm bảo quản được trong vòng 1 năm.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (729 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!