Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng- Cập nhật năm 2023

Giao dịch dân sự (hợp đồng) được xác lập luôn có điều khoản về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nào đó vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - gọi là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vậy Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng đồng như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng- Cập nhật năm 2023

1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng

Bồi thường thiệt hại là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm (Điều 301 Luật Thương mại 2005).

*Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng:

Quy định về việc xác định thiệt hại về tinh thần cũng thuộc phạm vi được bồi thường khi vi phạm hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 cho đến nay. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có bất kỳ một tiền lệ nào về bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Có thể thấy, cho dù căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là rất rõ ràng nhưng khi xác định liệu có đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại cho những tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng hay không lại là điều không dễ dàng.

Như vậy có thể thấy, đối với các thiệt hại về tinh thần được các Tòa án chấp thuận bồi thường ngoài các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã nêu trên thì còn cần phải có hai dấu hiệu:

- Thứ nhất, là tính dự đoán được của thiệt hại. Bên có nghĩa vụ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trước hoặc có thể dự đoán trước một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng như là một hậu quả có thể xảy ra từ việc vi phạm hợp đồng. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về “tính dự đoán trước được của thiệt hại” cùng với yêu cầu về “tính xác thực của thiệt hại” trong khi yêu cầu về mức bồi thường thiệt hại.

- Thứ hai, những tổn thương tinh thần mà bên bị vi phạm phải gánh chịu phải là những thiệt hại “đáng kể”: những thiệt hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của bên bị vi phạm và có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe tinh thần, tâm lý của bên bị vi phạm.

*Luật Thương mại năm 2005 Điều 307 quy định:

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Theo đó có thể hiểu rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi có đủ các căn cứ theo Điều 303 Luật Thương Mại năm 2005 sẽ mặc nhiên phát sinh mà không cần có thỏa thuận áp dụng kèm theo thỏa thuận phạt vi phạm. Hay nói cách khác, bên bị vi phạm trong hợp đồng không cần phải dựa trên một thỏa thuận trước nào đó để có thể có được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng để có quyền yêu cầu phạt vi phạm thì phải dựa trên thỏa thuận của cả hai bên.

- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

- Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

- Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.

- Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.

- Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng khi hợp đồng được giao kết. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ tức là vi phạm hợp đồng.

- Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.

2. Những loại thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng phải bồi thường 

– Giá trị kinh tế, giá trị hợp đồng thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm

– Các khoản lợi, lãi mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có vi phạm xảy ra.

Ngoài ra, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định, người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại những khoản sau:

– Giá trị lợi ích mà lẽ ra người đó sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại

– Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

Lúc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

– Có thiệt hại thực tế xảy ra

– Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Trong đó, nếu có lý do bất khả kháng, do lỗi của bên bị vi phạm hợp đồng, do các bên thỏa thuận, do cơ quan nhà nước quyết định mà tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên không biết được thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: 

Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng xây dựng

Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường."

Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng.

Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.

Ngoài ra, nếu trong Hợp đồng có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường thì sẽ làm theo quy định tại Hợp đồng với điều kiện là các điều khoản đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình theo Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015.

Bởi vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc giá trị bị thiệt hại thực tế của từng trường hợp cụ thể.

Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"...Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.."

Theo quy định tại Điều 605 BLDS năm 2015 nêu trên, chủ sở hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì không phải bồi thường. Trong trường hợp của anh, thiệt hại xảy ra do thiên tai là sự kiện bất khả kháng, xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được trong khả năng cho phép.

Trên đây là Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng- Cập nhật năm 2023 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (674 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo