Một số bất cập trong chế định thừa kế đất đai hiện nay

Pháp luật dân sự 2015 dành ra hẳn đến bốn chương để quy đinh về thừa kế, gồm có Chưởng XXI, Chương XXII, chương XXIII và Chương XXIV. Tuy nhiên các chế đinh về thừa kế quy định tại các chương này trong Bộ Luật Dân sự 2015 vẫn còn tồn tại một số bất cập.

7

Một số bất cập trong chế định thừa kế đất đai hiện nay

1. Chế định quy định về người thừa kế tại Điều 613

“ Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người thừa để lại di sản chết.”

Vậy khi các nhà làm luật đặt ra người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vậy việc “người còn sống vào thời điểm mở thừa kế” được hiểu như thế nào? Trong thực tế thì có xảy ra trường hợp người thừa kế tài sản của nhau có thời gian chết cách nhau rất gần tuy nhiên ngay tại thời điểm xảy ra sự kiện chết đa phần việc xác định thời điểm chết cụ thể không phải là mối quan tâm đầu tiên nên dẫn đến thời điểm chết được ghi nhận trong giấy chứng tử không được chính xác. Bên cạnh đó thì cũng có trường hợp tranh chấp về chia thừa kế kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thời gian chết của một người. Do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng  người sẽ khó khăn nên sẽ tạo nên sự phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án.

- Bên cạnh đó điều luật này còn cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài sản.

Vấn đề ở chỗ: trường hợp nào được coi là sinh ra và còn sống? Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sống được 30 phút, 01 giờ, 7giờ, 24 giờ, 1 đến 2 ngày hoặc một tuần… sau đó mới chết. Việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh hưởng rất lớn đối với kỷ phần thừa kế của những người khác.

Điều luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Trường hợp này có thể vận các dụng chế định về hộ tịch là trẻ em khi sinh ra được sống 24 giờ trở lên mớ chết thì được khai sinh và khai tử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều này cũng cần được ghi nhận rõ ngay trong BLDS để tiện cho việc áp dụng pháp luật.

- Thêm nữa điều này còn quy định về thừa kế đối với pháp nhân như sau: “Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân (được hiểu là pháp nhân) thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Pháp luật dân sự quy định pháp nhân cùng loại bị chấm dứt khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách. Tuy nhiên trong những trường hợp này pháp nhân không chấm dứt tuyệt đối mà quyền và nghĩa vụ được chuyển giao cho pháp nhân khác. Vậy trường này pháp nhân bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách có được thừa kế hay không?

Pháp nhân chấm dứt sự tồn tại tuyệt đối trong trường hợp phá sản, khi pháp nhân này chấm dứt tồn tại được một thời gian thì mới phát sinh vụ việc tranh chấp thừa kế mà pháp nhân này được chỉ định là người thừa kế mà tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chưa bị phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân nhận di sản hay là di sản này được coi là tài sản vô chủ thuộc về nhà nước?

- Ngoài ra Bộ luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân đã bị giải thể, bị tuyên bố phá sản có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vậy trường hợp pháp nhân này đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản trước thời điểm mở thừa kế, nhưng sau thời điểm mở thừa kế lại được thành lập lại thì pháp nhân đó có được quyền thừa kế di sản không?

Vấn đề này cũng không được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự về thừa kế nêu trên.

2. Chế định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644.

“những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Chế định này có quy định “con thành niên mà không có khả năng lao động” thì được hưởng một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, điều luật cũng đã thể hiện rõ quy định bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người yếu thế hơn. Tuy nhiên ở đây điều luật chưa có xác định rõ ràng “như thế nào là không có khả năng lao động” để việc áp dụng pháp luật được trơn chu hơn, bớt rắc rối nhặp nhằm để có thể giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng, tránh mất thời gian.

Trên đây là một số bất cập trong chế định thừa kế đất đai hiện nay nói riêng và chế định thừa kế nói chung chúng tôi gửi đến bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (780 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo