Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra chính phủ ban hành

Trong bối cảnh quản lý nhà nước ngày càng phức tạp, việc thực hiện thanh tra là rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do đó Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành là một trong những tài liệu quan trọng giúp định hướng hoạt động thanh tra trong năm. Để hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành, mời quý vị theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC.

Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra chính phủ ban hành

Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra chính phủ ban hành

1. Kế hoạch tiến hành thanh tra là gì?

Theo Khoản 6 Điều 2 Luật thanh tra 2022 quy định: “ Kế hoạch tiến hành thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra trong 01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và phục vụ yêu cầu quản lý”. Do đó có thể hiểu là kế hoạch thanh tra là bước sơ khai để đi đến việc ban hành ra quyết định thanh tra vì kế hoạch thanh tra là thời gian rà soát, xác định rõ mục đích, đối tượng thanh tra, nội dung, thời gian thực hiện của từng nhiệm vụ để từ đó đưa ra quyết định ban hành kế hoạch thanh tra phục vụ cho việc giám sát và quản lý hoạt động của các cấp nhà nước từ trung ương đến địa phương. 

2. Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra chính phủ ban hành

Theo Phụ Lục Mẫu số 2 Thông tư số 04/2024/TT-TTCP quy định mẫu văn bản như sau:

………….. (1)

………….. (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: /QĐ- ...(3)

..., ngày ... tháng ... năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành kế hoạch thanh tra năm………..

…………………………………….. (4)

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Định hướng Chương trình thanh tra năm…………………………………………. ;

Căn cứ Văn bản số... ngày …/…./…….. của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm....;

Căn cứ ………………………………………………………………………………………..(5);

Theo đề nghị của …………………………………………………………………………….(6).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thanh tra năm .... của .... (2), gồm:……. (7) cuộc thanh tra.

(có Kế hoạch thanh tra kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Giao (8) triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra kèm theo Quyết định này và thông báo cho (9) về kế hoạch thanh tra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà) (10) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……………..;
- Lưu: VT, (11), (12).

………………………. (4)

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ra quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định.

(4) Chức danh của Người ra quyết định.

(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định.

(6) Cơ quan, đơn vị, cá nhân đề xuất.

(7) Tổng số cuộc thanh tra.

(8) Cơ quan, đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra.

(9) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(10) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

(11) Chữ viết tắt đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu.

(12) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

3. Kế hoạch thanh tra có những nội dung gì?

Theo Điều 8 Thông tư 04/2024/TT-TTCP, khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2014/TT-TTCP kế hoạch thanh tra bao gồm:

  • Nội dung thanh tra về vấn đề lĩnh vực gì, xác định lý do và mục tiêu khi thanh tra
  • Đối tượng thanh tra là ai và thanh tra đối với ai
  • Cơ quan, đơn vị tiến hành thanh tra (cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp);
  • Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
  • Thời gian thực hiện cần xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của quá trình thanh tra

4. Ai có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra?

Theo Luật Thanh tra 2022, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm có:

Cơ quan thanh tra nhà nước: 

  • Thanh tra bộ: Thanh tra Chính Phủ, thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp và xây dựng kế hoạch thanh tra chung cho toàn quốc.
  • Thanh tra tỉnh: Thanh tra tỉnh, thanh tra thành phố trực thuộc trung ương Các cơ quan thanh tra chuyên ngành (thuộc các bộ, ngành) và thanh tra cấp tỉnh cũng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình.
  • Thanh tra huyện: Thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như:

  • Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện thanh tra các cơ sở giáo dục, đào tạo để đảm bảo chất lượng giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật.
  • Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện thanh tra các hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại địa phương.
  • Thanh tra Bộ Y tế: Chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng;....

5. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra?

Căn cứ Thông tư 01/2014/TT-TTCP, Thông tư 04/2024/TT-TTCP, Luật thanh tra 2022 quy định thì khi xây dựng kế hoạch thanh tra cần đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên; yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, lĩnh vực.
  • Bảo đảm phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; khả thi, tiết kiệm nguồn lực thực hiện.
  • Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về thanh tra

Qua đó thể hiện được tính minh bạch và công khai cho các cơ quan biết để tránh rủi ro khi có thể ảnh hưởng đến quá trình thanh tra và lên kế hoạch ứng phó nó giúp định hướng được kết quả vì đã có thời gian lên kế hoạch, chuẩn bị kiểm tra, thanh tra phù hợp với tình hình thực tiễn khi có thể linh hoạt được khi có những yếu tố thay đổi khác.

6. Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ?

Theo Thông tư 01/2014/TT-TTCP, Thông tư 04/2024/TT-TTCP, Luật thanh tra 2022 thì căn cứ xây dựng thanh tra Chính phủ có những yếu tố sau:

  • Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  • Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;
  • Yêu cầu công tác quản lý nhà nước; việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội hàng năm của các bộ, ngành, địa phương;
  • Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;
  • Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

7. Cần thông tin, tài liệu gì để xây dựng kế hoạch thanh tra?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra:

Việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra được tiến hành hằng năm, do đơn vị được Tổng Thanh tra Chính phủ giao chủ trì (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì) thực hiện.

Thông tin, tài liệu thu thập bao gồm:

  • Các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 3 của Thông tư 04/2024/TT-TTCP;
  • Quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành và các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương;
  • Tình hình, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giám sát của các cơ quan chức năng; tình hình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu của đơn vị chủ trì (nếu có);
  • Các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
  • Theo đó, việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra được thực hiện thu thập các thông tin theo quy định trên.

8. Trình tự, thủ tục và hồ sơ trình kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Căn cứ Điều 9 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra  của Thanh tra Chính phủ và hồ sơ trình  Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra như sau;

  • Trên cơ sở thông tin, tài liệu thu thập được, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra;
  • Đơn vị chủ trì lấy ý kiến của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra;
  • Khi thấy cần thiết, đơn vị chủ trì tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ làm việc với các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra;
  • Đơn vị chủ trì tiếp thu các ý kiến tham gia, hoàn thiện dự thảo kế hoạch thanh tra, xin ý kiến của các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và trình Tổng Thanh tra Chính phủ.
  • Đồng thời, hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra bao gồm:
  • Tờ trình của đơn vị chủ trì về việc ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;
  • Dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;
  • Dự thảo Quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;
  • Báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có);
  • Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định ban hành kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo