Mẫu phiếu an toàn hóa chất (Cập nhật 2024)

Phiếu an toàn hóa chất là một văn bản quan trọng trong ngành hóa học. Nó là thành phần bắt buộc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất và các ngành nghề liên quan đến hóa chất. Trong bài viết này, ACC sẽ cung cấp các thông về mẫu phiếu an toàn hóa chất. Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây.

Mẫu phiếu an toàn hóa chất (Cập nhật 2022)

1. Phiếu an toàn hóa chất là gì?

Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu cung cấp thông tin toàn diện sử dụng trong quản lý hóa chất tại nơi làm việc. Người quản lý và công nhân sử dụng bảng an toàn này làm nguồn thông tin về các mối nguy hiểm và để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa an toàn. Phiếu an toàn cho phép người sử dụng lao động xây dựng một chương trình tích cực về các biện pháp bảo vệ người lao động, bao gồm đào tạo, dành riêng cho từng nơi làm việc và xem xét bất kỳ biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường. Thông tin trong phiếu an toàn cũng dành cho các đối tượng mục tiêu khác như những người liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm, người ứng cứu khẩn cấp, trung tâm chống độc, người tiêu dùng…

Phiếu an toàn hóa chất còn được gọi là Bảng an toàn hóa chất hay SDS (Safety Data Sheet) theo tiếng Anh. Trước đây, người ta hay dùng từ MSDS (Material Safety Data Sheet) để nói về phiếu an toàn hóa chất nhưng nó không được chuẩn hóa. Trong khi đó, phiếu an toàn hóa chất SDS được chuẩn hóa quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Một phiếu an toàn hóa chất SDS được chuẩn hóa có định dạng gồm 16 mục. Điều này là phù hợp với các thông tin trong Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS – Phụ lục 4.

1. Identification: Tên nhà sản xuất, sản phẩm
2. Hazard identification: Nhận dạng mối nguy hiểm
3. Composition/information on ingredients: Thành phần/thông tin về thành phần
4. First-aid measures: Các biện pháp sơ cứu
5. Fire-fighting measures: Các biện pháp chữa cháy
6. Accidental release measures: Các biện pháp giảm nhẹ tai nạn
7. Handling and storage: Sử dụng và lưu trữ
8. Exposure controls/personal protection: Kiểm soát phơi nhiễm / bảo vệ cá nhân
9. Physical and chemical properties: Tính chất vật lí và hóa học
10. Stability and reactivity: Tính ổn định và phản ứng
11. Toxicological information: Thông tin về độc tính
12. Ecological information: Thông tin sinh thái
13. Disposal considerations: Xem xét thải bỏ
14. Transport information: Thông tin vận chuyển
15. Regulatory information: Thông tin quy định
16. Other information: Thông tin khác

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng phiếu an toàn

Chúng ta đã biết phiếu an toàn hóa chất là gì, vậy đâu là căn cứ pháp lý cho việc xây dựng phiếu an toàn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xây dựng SDS căn cứ vào các Luật, thông tư, nghị định sau:

  • Luật Hóa chất năm 2007
  • Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Hóa chất do Văn phòng Quốc hội ban hành
  • Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
  • Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
  • Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ công thương về Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất.

3. Ai phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất?

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường cần làm bảng an toàn hóa chất. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung bảng an toàn này trước pháp luật.

Phiếu an toàn SDS phải được lưu giữ đối với tất cả các hóa chất trong cơ sở sản xuất, lưu trữ. Cần phải đảm bảo tất cả các hóa chất nguy hiểm có đầy đủ SDS. SDS phải được cập nhật theo định kỳ hoặc khi có bất kỳ sự thay đổi nào.

Các chất và hỗn hợp có hàm lượng nguy hại được liệt kê trong bảng dưới đây cần phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất SDS.

STT

Phân loại hóa chất

Hàm lượng

1

Độc cấp tính

(Acute toxicity)

≥ 1,0%

2

Ăn mòn/Kích ứng da

(Skin corrosion/irritation)

≥ 1,0%

3

Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt

(Serious eye damage/eye irritation)

≥ 1,0%

4

Tác nhân nhạy da/hô hấp

(Respiratory or skin sensitization)

≥ 0,1%

5

Đột biến tế bào mầm (cấp 1)

(Germ cell mutagenicity, category 1)

≥ 0,1%

6

Đột biến tế bào mầm (cấp 2)

(Germ cell mutagenicity, category 2)

≥ 1,0%

7

Tác nhân gây ung thư

(Carcinogenicity)

≥ 0,1%

8

Độc tính sinh sản

(Reproductive toxicity)

≥ 0,1%

9

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn

(Specific target organ toxicity – Single exposure)

≥ 1,0%

10

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại

(Specific target organ toxicity – Repeated exposure)

≥ 1,0%

11

Nguy hại hô hấp (cấp 1)

(Aspiration hazard, category 1)

≥ 1,0%

12

Nguy hại hô hấp (cấp 2)

(Aspiration hazard, category 2)

≥ 1,0%

13

Nguy hại đối với môi trường thủy sinh

(Hazardous to the aquatic environment)

≥ 1,0%

4. Mẫu phiếu an toàn hóa chất

phieuantoanhoachat600
Mẫu phiếu an toàn hóa chất

Dưới đây là mẫu phiếu an toàn hóa chất theo thông tư 32 /2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

STT Yêu cầu bắt buộc Giải thích
1 Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp a) Mã phân loại sản phẩm theo GHS hoặc các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có); Tên thương mại}

b) Mục đích sử dụng và hạn chế khi sử dụng: Ghi ngắn gọn mục đích sử dụng- ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC

c) Thông tin nhà cung cấp (nhập khẩu; sản xuất; phân phối): Tên; địa chỉ; số điện thoại…

d) Số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

2 Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất a) Phân loại theo GHS và thông tin phân loại theo theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, khu vực, tổ chức thử nghiệm. (Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…)

b) Các yếu tố nhãn theo GHS (Hình đồ cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn bảo quản, sử dụng..)

c) Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi nổ…)

3 Thông tin về thành phần các chất

 

Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin sau:

– Đơn chất

a) Nhận dạng hóa chất:Tên thông thường

b) Các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có) };

c) Tên thương mại;

d) Tạp chất và chất ổn định có ảnh hưởng đến việc phân loại hóa chất.

– Hỗn hợp chất

Nhận dạng hóa chất, nồng độ, phầm trăm nồng độ trong khoảng xác định của tất cả các chất độc hại trên ngưỡng quy định

Ghi chú: Các quy định pháp lý về thông tin bí mật thương mại (CBI) sẽ được ưu tiên khi liệt kê thành phần các chất

4 Biện pháp sơ cứu về y tế a) Mô tả các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm (Trường hợp tai nạn khi tiếp xúc với mắt (bị văng, dây vào mắt): Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da); Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

b) Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này

c) Các chỉ thị và hướng dẫn cấp cứu đặc biệt cần thiết

5 Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn a) Các phương tiện chữa cháy thích hợp

b) Các chất độc được sinh ra khi bị cháy (khí độc….)

c) Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy

6 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố a) Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố

b) Các cảnh báo về môi trường

c) Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố

7 Yêu cầu về sử dụng, bảo quản

 

a) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (ví dụ: thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…)

b) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (ví dụ: nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)

8 Kiểm soát phơi nhiễm/yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân a) Các thông số kiểm soát (ví dụ: ngưỡng giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, ngưỡng giới hạn các chỉ số sinh học)

b) Các biện pháp kiểm soát thiết bị phù hợp

c) Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân

9 Đặc tính lý, hóa của hóa chất a) Trạng thái vật lý

b) Điểm sôi (oC)

c) Màu sắc

d) Điểm nóng chảy (oC)

đ) Mùi đặc trưng

e) Điểm cháy (oC) (Flash point) theo phương pháp xác định

g) Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

h) Nhiệt độ tự cháy (oC)

i) Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

k) Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí)

l) Độ hòa tan trong nước

m) Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí)

n) Độ pH

o) Tỷ lệ hóa hơi

p) Khối lượng riêng (kg/m3)

q) Các tính chất khác nếu có

10 Mức ổn định và phản ứng của hóa chất a) Khả năng phản ứng.

b) Tính ổn định

c) Phản ứng nguy hiểm (ví dụ: ăn mòn, cháy nổ…)

d) Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…)

đ) Vật liệu không tương thích

e) Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy.

11 Thông tin về độc tính Mô tả chính xác, đầy đủ các tác hại đến sinh thái khác nhau và cơ sở dữ liệu sẵn có sử dụng để nhận biết các tác hại đó, bao gồm:

a) Thông tin về các đường phơi nhiễm khác nhau (ví dụ: đường thở, tiêu hóa, tiếp xúc mắt/da)

b) Các triệu chứng liên quan đến tính độc hại của hóa chất và độc sinh thái

c) Tác hại tức thì, tác hại lâu dài và những ảnh hưởng mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn.

d) Liệt kê những thông số về độc tính (ước tính mức độ độc cấp tính)

12 Thông tin về sinh thái a) Độc môi trường (nước và trên cạn)

b) Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy

c) Khả năng tích lũy sinh học

d) Độ linh động trong đất

đ) Các tác hại khác

13 Thông tin về thải bỏ Mô tả các loại chất thải và các thông tin xử lý an toàn, các biện pháp thải bỏ, có tính đến bao bì nhiễm độc
14 Thông tin khi vận chuyển Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin liên quan sau:

a) Số hiệu UN

b) Tên phương tiện vận chuyển đường biển

c) Loại nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển

d) Quy cách đóng gói (nếu có)

đ) Độc môi trường (chất ô nhiễm đại dương)

e) Vận chuyển trong tàu lớn

g) Những cảnh báo đặc biệt mà người sử dụng cần lưu ý, cần tuân thủ trong vận chuyển.

15 Thông tin về pháp luật Các thông tin pháp luật về an toàn, sức khỏe và môi trường đối với hóa chất
16 Các thông tin cần thiết khác, bao gồm các thông tin khi xây dựng và hiệu đính Phiếu an toàn hóa chất

Các yêu cầu bắt buộc và thông tin trên đây đối với mẫu phiếu an toàn hóa chất có thể thay đổi theo thứ tự và trình bày khác nhau. Tuy nhiên, theo mình thì nên theo thứ tự như trên và chuẩn hóa như Hệ thống GHS của Liên hợp quốc.

Trên đây là thông tin về mẫu phiếu an toàn hóa chất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (239 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo