Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?

Trong hầu hết tất cả các giao dịch từ dân sự, từ thương mại cho đến tố tụng, việc ủy quyền công việc cho người khác thông qua văn bản, lời nói hay hành vi được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như hoạt động ủy quyền đúng pháp luật phải không? Bởi vậy, khi có tranh chấp hay đơn giản chỉ là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên thì việc xem xét xem đó là “Giấy ủy quyền” hay “Hợp đồng ủy quyền” đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hợp đồng ủy Quyền
Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?

1. Sự giống nhau giữa “Hợp đồng ủy quyền” và “Giấy ủy quyền”

Về bản chất, 2 khái niệm này chính là giống nhau ở sự “ủy quyền“. Nghĩa là khi bạn thực hiện một hay nhiều công việc nhưng lại không tự mình thực hiện được do một số nguyên nhân, bạn phải nhờ người khác thực hiện thay công việc đó thì người ta gọi đó là ủy quyền.

2. Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?

Về tên gọi thì có vẻ giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền khác nhau rất nhiều về tính pháp lý, cụ thể qua các tiêu chí sau: 

Tiêu chí Hợp đồng ủy quyền             Giấy Ủy quyền                         
1. Khái niệm Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: Việc Đương sự ủy quyền cho Luật sư thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Giấy ủy quyền là hình thức đại diện theo ủy quyền một cách đơn phương và thực hiện những công việc theo nội dung ủy quyền trong văn bản Ví dụ: Thường là những giấy ủy quyền của Sếp đối với nhân viên,…
2. Căn cứ pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể
3. Chủ thể ký kết Hợp đồng ủy quyền yêu cầu có sự tham gia ký kết của cả hai bên (Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền).  Như vậy, phải có sự tham gia của hai bên ký kết, nghĩa là hợp đồng này phải được ký dựa trên  sự tự nguyện của các bên. Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền. Có nghĩa là, hành vi này mang tính chất đơn phương. Bởi vậy, Công việc được ủy quyền không mang tính chất cắt buộc đối với bên được ủy quyền.
4. Ủy quyền lại Việc ủy quyền lại chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Không được ủy quyền lại, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5.Tính bắt buộc – Có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc đã được thỏa thuận – Nhận thù lao theo thỏa thuận của các bên – Không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy
6 .Thời hạn ủy quyền – Do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật – 1 năm nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định. Do ý chí chủ quan của người ủy quyền. Do bản chất, đây là một hoạt động ủy quyền đơn phương.
7. Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền Các bên sẽ tự chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

 

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam như sau:

Đối với bên được uỷ quyền:

– Quyền của bên được uỷ quyền

  • Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

– Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

  • Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.
  • Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Đối với bên uỷ quyền:

– Quyền của bên uỷ quyền:

  • Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.
  • Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

– Nghĩa vụ của bên uỷ quyền:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Trên đây là Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào? mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (965 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo