Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác 3 bên mới nhất năm 2024

Biên bản thỏa thuận ba bên được lập bởi ba bên có quyền và nghĩa vụ liên quan với nhau thông qua các hợp đồng đã được ký kết của các bên hoặc cũng có thể được lập mới để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan với nhau. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin biên bản thỏa thuận 3 bên mời bạn tham khảo!

v7

Biên bản thỏa thuận ba bên

1. Biên bản thỏa thuận ba bên là gì?

Biên bản thỏa thuận ba bên được lập bởi ba bên có quyền và nghĩa vụ liên quan với nhau thông qua các hợp đồng đã được ký kết của các bên hoặc cũng có thể được lập mới để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan với nhau. Khi soạn thảo Biên bản thoả thuận Ba bên các bên cần quy định và cân đối quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, quyền và nghĩa vụ của các bên phải được thực hiện bởi một hoặc các bên còn lại tránh tình trạng một quyền lợi nào đó không được đáp ứng hoặc một nghĩa vụ đối với một bên nào đó không thuộc tránh nhiệm rõ ràng và cụ thể của bất kỳ bên nào còn lại.

2. Biên bản thỏa thuận ba bên trong trường hợp nào

Biên bản thỏa thuận ba bên (hoặc có thể là Hợp đồng Hợp tác ba bên) giữa Ngân hàng, Chủ đầu tư dự án bất động sản và Khách hàng mua bất động sản được xác lập khi khách hàng mua bất động sản có nhu cầu vay tiền của Ngân hàng để trả một phần tiền mua bất động sản. Hợp đồng sẽ ràng buộc quyền, nghĩa vụ của ba bên với nhau về thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng, xử lý tài sản là căn nhà thế chấp,...

3. Điều khoản thi hành biên bản thỏa thuận 3 bên

4.1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản của Biên bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.

4.2. Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong Biên bản này.

4.3. Biên bản này được lập thành 06 (sáu) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau.

4. Mẫu biên bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN BA BÊN

Số:

Hôm nay, ngày….. tháng ….. năm….., tại…………, chúng tôi gồm có:

BÊN A : CÔNG TY TNHH AAA

Địa chỉ : [………]

Mã số thuế : [………]

Điện thoại : [………] Fax: [………]

Đại diện : Ông [………] Chức vụ: Giám đốc

Tài khoản Ngân Hàng : [………] tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam CN [………].

(Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

BÊN B : CÔNG TY TNHH BBB

Địa chỉ : [………]

Mã số thuế : [………]

Điện thoại : [………] Fax: [………]

Đại diện : Ông [………] Chức vụ: Giám đốc

Tài khoản Ngân Hàng : [………] tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam CN [………].

(Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

BÊN C : CÔNG TY CP CCC

Địa chỉ : [………]

Mã số thuế : [………]

Điện thoại : [………] Fax: [………]

Đại diện : Ông [………] Chức vụ: Giám đốc

Tài khoản Ngân Hàng : [………] tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam CN [………].

(Sau đây gọi tắt là “Bên C”)

Trên cơ sở:

– Hợp đồng Hợp tác sản xuất phim “XYZ” số [………] ký ngày [………] giữa Bên B và Bên C (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Hợp tác sản xuất phim”).

– Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất bộ phim “Anh không phải là soái ca” số [………] ký ngày [………] giữa Bên A và Bên B (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật”)

Sau khi thỏa thuận, ba bên đã thống nhất ký kết Biên Bản Thỏa Thuận Ba Bên (Sau đây gọi tắt là “Biên bản”) với các điều khoản cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: CÔNG NỢ

1.1. Căn cứ Hợp đồng Hợp tác sản xuất phim thì Bên C có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất phim là: 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng chẵn).

1.2. Căn cứ Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật thì Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là 880.000.000 đồng (tám trăm tám mươi triệu đồng chẵn).

ĐIỀU 2: CẤN TRỪ CÔNG NỢ

2.1. Các bên đồng ý cấn trừ công nợ cụ thể như sau: Bên C sẽ có trách nhiệm thanh toán cho Bên A số tiền 668.000.000 đồng (sáu trăm sáu mươi tám triệu đồng chẵn) mà Bên B có nghĩa vụ phải thanh toán cho Bên A trong tổng số 880.000.000 đồng (tám trăm tám mươi triệu đồng chẵn) và Bên C được cấn trừ vào một phần trong tổng số tiền góp vốn của Bên C cho Bên B.

2.2. Sau khi cấn trừ thì Bên C có nghĩa vụ phải thanh toán cho Bên B số tiền còn lại theo tỷ lệ tương ứng tại Hợp đồng Hợp tác sản xuất phim là 1.132.000.000 đồng (một tỷ một trăm ba mươi hai triệu đồng chẵn).

2.3. Sau khi cấn trừ công nợ như khoản 2.1 Điều này thì Bên B chỉ còn có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là 212.000.000 đồng (hai trăm mười hai triệu đồng chẵn) theo như Hợp đồng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

3.1. Bên A có nghĩa vụ xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT) cho Bên B đối với số tiền được Bên C thanh toán theo Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

3.2. Bên C có nghĩa vụ cung cấp cho Bên B chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với số tiền Bên C thanh toán cho Bên A theo như khoản 2.1 Điều 2 của Biên bản này.

3.3 Đối với số tiền Bên C thanh toán theo khoản 2.1 Điều 2 của Biên Bản này thì Bên C được xem là đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn khi khoản 3.1 và khoản 3.2 điều này được thực hiện hoàn tất. Trường hợp các nghĩa vụ này chậm trễ sẽ được hiểu là Bên C chậm thực hiện hiện nghĩa vụ góp vốn và sẽ bị xử lý theo các quy định của Hợp đồng Hợp tác sản xuất phim.

3.4 Bên B có nghĩa vụ ghi nhận sự góp vốn của Bên C theo như Biên bản này.

ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

4.1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản của Biên bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.

4.2. Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong Biên bản này.

4.3. Biên bản này được lập thành 06 (sáu) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN c

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

5. Những câu hỏi thường gặp.

Nguyên tắc ko hề thiếu lúc ký kết mọi bản hợp đồng 3 bên?

Bất kì một bản hợp đồng 3 bên nào, đều phải bảo vệ những nguyên tắc về nội dung, hình thức và tính pháp lý của hợp đồng .

Nguyên tắc bảo vệ nội dung của bản hợp đồng 3 bên?

Nội dung là một trong những yếu tố then chốt, ko thể thiếu làm nên bản hợp đồng. Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về nội dung của hợp đồng ba bên, theo đó những bên tham gia phải với những thỏa thuận trong bản hợp đồng về những nội dung chính như sau:
Đối tượng tương quan trong hợp đồng gồm với những người nào là tổ chức triển khai hay cá thể ;
Số lượng của mẫu sản phẩm, chất lượng của loại sản phẩm ;
Giá cả đơn cử của loại sản phẩm, của đối tượng người tiêu tiêu dùng giao ước trong hợp đồng ;
Hình thức và phương thức trả tiền giữa ba bên lúc ký kết hợp đồng như thế nào;

Nguyên tắc bảo vệ hình thức của bản hợp đồng 3 bên?

Đối với hợp đồng dân sự thường thì, thì với những hình thức giao ước như : hợp đồng giao ước bằng mồm, hợp đồng giao ước bằng văn bản …
Riêng đối với hợp đồng ba bên ký kết, đề xuất phải được giao ước bằng văn bản rõ ràng, cụ thể và với chữ ký của ba bên để xác lập hợp đồng (Điều 401 Bộ luật dân sự 2015).
Cụ thể, pháp luật về hình thức của hợp đồng phải được xác lập rõ ràng như sau :
Hợp đồng ba bên ký kết phải với lao lý về từng lao lý, quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên để tránh những tranh chấp phát sinh về sau .
Lúc cả ba bên cùng tham gia ký kết vào hợp đồng với ý nghĩa rất to về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng ba bên chỉ với hiệu lực thực thi hiện hành pháp lý lúc với khá đầy đủ chữ ký của cả ba bên tham gia, trường hợp một trong ba bên ủy quyền ký thay vẫn sẽ được xác nhận .
Hợp đồng ba bên đã ký kết lúc thực thi việc giao ước thì điều quan yếu nhất là mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng với tính ràng buộc và hợp pháp hay ko nhờ vào rất to vào việc những bên thực thi giao ước thế nào .

Hợp đồng ba bên là gì?

Hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba bên chủ thể trong thoả thuận, điều này nhằm tạo ra liên kết, tiền đề cho việc xác lập quan hệ và thực hiện thoả thuận trong hợp đồng được dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp, Hợp đồng ba bên cũng là căn cứ để thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của một trong các bên tham gia, cụ thể như Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn, chuyển nhượng mặt bằng.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về biên bản thỏa thuận 3 bên cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về vấn đề biên bản thỏa thuận 3 bên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (841 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo