Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất (Cập nhật 2024)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một giao dịch mới được thực hiện cần phải xác lập thành biên bản để làm cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Tương tự như vậy, khi kết thúc một giao dịch (trước đó đã được lập biên bản) thì cũng cần tiến hành lập biên bản để xóa bỏ sự tồn tại của giao dịch đó. Biên bản xóa bỏ được gọi là biên bản thanh lý hợp đồng. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất mà ACC sẽ gửi tới quý khách hàng.

1. Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là kết quả của việc tổ chức đấu thầu xây dựng, cũng là khởi đầu của quá trình thực hiện dự án xây dựng. Xét về mặt pháp lý, hợp đồng xây dựng cũng là một loại hợp đồng dân sự mà ở đó có sự giao kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là khái niệm dùng để chỉ sự chấm dứt của một giao dịch dân sự, cụ thể ở đây chính là hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ được thành lập thành văn bản nên gọi là biên bản.

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận việc hoàn tất một công việc, nghĩa vụ mà 2 bên đã ký kết với nhau trong bản hợp đồng trước đó.

3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất là gì?

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất là biên bản ghi nhận việc hoàn thành một công việc nào đó trong quá trình thực hiện dự án xây dựng. Hai bên xác nhận đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của các bên, từ nay sẽ không còn ràng buộc gì với nhau như những gì đã thể hiện trong hợp đồng.

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cần có gì?

Một biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cần có các đặc điểm sau:

- Phải được thành lập bằng văn bản;

- Có sự xác nhận của các bên tham gia trong hợp đồng chính;

- Có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản của hợp đồng chính (nếu hợp đồng chính có quy định về điều khoản chấm dứt hợp đồng thì không cần lập biên bản chấm dứt hợp đồng);

- Nội dung thể hiện sự tuyên bố về việc hoàn thành nghĩa vụ của các bên; ghi nhận số lượng, chất lượng, tính chất nghĩa vụ đã được hoàn thành; tuyên bố chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia.

5. Tại sao phải lập biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng?

Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng nhằm các mục đích sau:

- Nhìn lại mức độ thực hiện công việc trong hợp đồng chính: Thông qua biên bản thanh lý, các bên tham gia sẽ biết được quyền và nghĩa vụ của mình đã thực hiện đến đâu, kết quả như thế nào, còn trách nhiệm gì chưa được hoàn thành hay không,... Thông qua đó để có kế hoạch xử lý những vấn đề chưa được giải quyết và chấm dứt các vấn đề đã được giải quyết.

- Giải phóng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: Đối với các vấn đề đã xử lý xong thì tại biên bản này ghi nhận sự xóa bỏ các vấn đề này. Còn những vấn đề nào chưa xử lý xong thì có thể tiếp tục hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của 2 bên.

- Làm căn cứ để tránh các tranh chấp về sau: Bất cứ một giao dịch nào dù mở đầu hay kết thúc thì đều được lập thành biên bản để làm căn cứ giải quyết cho các tranh chấp nếu có sau này.

6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất của ACC?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng 2014;

Căn cứ Hợp đồng thi công xây dựng số […] được ký kết vào ngày […] tháng […] năm […];

Căn cứ sự thỏa thuận trên nguyên tắc thiện chí giữa các bên.

Hôm nay, ngày […] tháng […] năm […] tại […]

Chúng tôi gồm các bên như sau:

Bên nhận thầu: (Gọi tắt là Bên A)

Công ty: […]

Địa chỉ: […]

Giấy phép kinh doanh số: […]

Do Ông/Bà: […]

Ngày tháng năm sinh: […]

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: […] cấp ngày […] tháng […] năm […]

Nơi cấp: […]

Địa chỉ thường trú: […]

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số: […]

Bên giao thầu (Gọi tắt là bên B):

Công ty: […]

Địa chỉ: […]

Giấy phép kinh doanh số: […]

Do Ông/Bà: […]

Ngày tháng năm sinh: […]

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: […] cấp ngày […] tháng […] năm […]

Nơi cấp: […]

Địa chỉ thường trú: […]

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số: […]

Hai bên cùng thống nhất ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình này với nội dung như sau:

1/ Thanh lý Hợp đồng thi công công trình số […] đã ký ngày giữa hai bên;

2/ Bên A có nghĩa vụ bàn giao […]

Bên B có nghĩa vụ thanh toán, bàn giao […]

Hai bên có nghĩa vụ ký biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình sau […] Kể từ thời điểm lập Biên bản này, hai bên xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy không còn trách nhiệm hay quyền lợi gì với nhau và cùng cam kết sẽ không thắc mắc, khiếu nại bất kỳ vấn đề gì liên quan đến Hợp đồng số […]

3/ Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên A
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Bên B
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trên là Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất mà ACC giới thiệu tới quý khách hàng, hy vọng sẽ giúp quý vị biết được cách soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng một cách chính xác và nhanh chóng hoàn tất thủ tục thanh lý theo quy định của pháp luật. Nếu còn gì thắc mắc về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1014 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo