Mặt trái của trào lưu cắm trại.

Thời gian gần đây, trào lưu cắm trại đang lộ những bất cập như ô nhiễm môi trường, thiếu an toàn và trải nghiệm ảo.
Sự thiếu an toàn ở những khu cắm trại. 
An toàn trại luôn là một mối quan tâm lớn khi hoạt động ngoài. Bùng phát tự do nên ở một số khu vực, nạn trộm cắp xảy ra phổ biến. Quá đông người lạ trong khi thiết kế của lều trại thường không có khoá, chất liệu vải, dù, dễ rạch.
“Những chỗ đông người như chân cầu Vĩnh Tuy rất khó kiểm soát đồ dùng cá nhân. Còn những chỗ vắng người, gia đình mình đến thì luôn có người tới xin tiền”, Hà My cho biết.
Ngoài ra, khi cắm trại ngoài trời, các trại viên cũng phải đối diện với những rủi ro về thời tiết, thiên nhiên như sạt lở đất, sóng to, gió lớn lật tung lều. Những khu vực không có sóng điện thoại như hang Táu (Mộc Châu, Sơn La) khi gặp sự cố rất khó để tìm kiếm sự trợ giúp.
Tạo ra những trải nghiệm "ảo" 
Khi trào lưu cắm trại bùng nổ, có thể nhìn thấy rõ hai nhóm người: nhóm đi cắm trại để hòa mình cùng thiên nhiên, vui chơi cùng bạn bè, và nhóm đi chỉ để chụp ảnh, cho mọi người thấy mình không bỏ lỡ trào lưu.
Việc chụp ảnh không sai, vì ai cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong chuyến đi. “Mình từng chứng kiến những người không tham gia vào hoạt động dựng trại, dọn đồ ăn, sắp xếp đồ dùng, dọn dẹp… mà chỉ đợi chụp ảnh và check in để đăng Facebook rồi ‘cắm đầu’ vào điện thoại đợi đếm like”, Minh Tâm kể.
Ngoài ra, trong quá trình mở dịch vụ cắm trại, một số khách hàng của Tâm chia sẻ rằng họ từng rơi vào những “trải nghiệm ảo” trong việc mua sắm đồ cắm trại. Ai gợi ý gì mua đồ đó, thấy hội trại khác có bộ bàn ghế di động 8 triệu, họ cũng chi. Trong khi, những người đó không hiểu rõ tính năng, không biết thương hiệu, thậm chí mua về không bao giờ dùng đến. Chỉ khi đã ngốn gần 100 triệu cho những món đồ không mang lại lợi ích thực sự, họ mới nhận ra những nhu cầu này không có thật.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1085 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!