Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất

Hiện nay nhu cầu cấp lại bằng lái xe máy do bị mất hoặc muốn đổi mới giấy phép vì quá cũ khá phổ biến. Để quá trình cấp lại bằng được thực hiện nhanh gọn và đúng theo quy định của Pháp luật, các bạn cần nắm được thủ tục cấp lại bằng lái xe A1 và các bước thực hiện. Sau đây là chi tiết hướng dẫn cấp lại giấy phép lái xe bị mất theo đúng quy định mới nhất năm 2022.

Các loại giấy phép lái xe và độ tuổi được thi lấy bằng

1. Đối với trường hợp GPLX bị mất còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có GPLX bị mất chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GPLX bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017

- Hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

- Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có GPLX bị mất nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GPLX cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được giải quyết theo thẩm quyền.

Lưu ý: Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại GPLX tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người có GPLX bị mất sẽ chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại GPLX

Mức nộp lệ phí cấp lại GPLX là 135.000 đồng/lần (theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016).

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì người có GPLX bị mất sẽ được cấp lại GPLX

2. Đối với trường hợp GPLX bị mất đã quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên

Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại để được cấp lại GPLX, cụ thể:

- Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

- Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ dự sát hạch lại

Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:

- Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;

- Bản chính hồ sơ gốc của GPLX bị mất (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ dự sát hạch lại

Người lái xe nộp 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 3: Dự sát hạch lại GPLX theo quy định.

Các khoản phí, lệ phí phải nộp:

- Lệ phí cấp lại GPLX: là 135.000 đồng/lần.

- Phí sát hạch lại đối với xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần.

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

- Phí sát hạch lại đối với xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

+ Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Người lái xe sau khi đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp GPLX sẽ được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp lại GPLX theo quy định.

3. Mất hồ sơ gốc có được cấp lại GPLX?

Qua 2 trường hợp trên, có thể thấy hồ sơ gốc không phải là một trong các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp lại GPLX, dự sát hạch lại GPLX. Do đó, nếu người lái xe làm mất hồ sơ gốc thì vẫn có thể được cấp lại lại GPLX đã bị mất. Thủ tục thực hiện như trên.

4. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

4.1 Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (còn gọi là bằng lái xe) là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có bằng lái có nghĩa là được phép vận hành các loại xe máy, xe hơi, xe tải, xe khách,… tham gia giao thông công cộng tại một quốc gia cụ thể. 

4.2 Thời hạn giấy phép lái xe là bao lâu?

  • Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn
  • Hạng A4, B1, B2: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp
  • Hạng C, D, E, F: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp

4.3  Mức phạt khi không có giấy phép lái xe được tính như thế nào?

Mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Thông tư 11/2013/TT-BCA về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

  • Người lái xe máy không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 120 nghìn đồng, nếu không có bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng
  • Người lái ô tô không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 400 nghìn đồng, nếu không có bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng.

Thông qua bài viết tổng quan giấy phép lái xe, hy vọng bạn sẽ nắm rõ những điều cơ bản nhất để thi bằng lái xe và sử dụng giấy phép lái xe đúng đắn nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (989 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo