Luật điện ảnh sửa đổi 2009 - Cập nhật mới nhất 2023

Lĩnh vực điện ảnh hiện nay ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân. Tuy nhiên, bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần pháp luật điều chỉnh để đảm bảo chuẩn mực với sự tích cực, lành mạnh. Mời quý độc giả của ACC tìm hiểu về Luật điện ảnh sửa đổi 2009 thông qua bài viết dưới đây.

1. Cái tên điện ảnh có tên từ lúc nào?

Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng.

  • Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy.

Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình.

  • Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ. Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh.

Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này.

Timviec365.vn Ngành Công Nghiệp điện ảnh Là Gì

2. Luật điện ảnh sửa đổi 2009

QUỐC HỘI
------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 31/2009/QH12

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2009

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN ẢNH

CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 62/2006/QH11.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh.

1. Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.

Đối với hình thức đầu tư thành lập liên doanh thì phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định.”

2. Điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. b) Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 15 của Luật này.

3. c) Lý lịch của người được đề nghị làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 15.

4. Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản; được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim, bảo đảm chất lượng tác phẩm và hiệu quả kinh tế-xã hội.

Chính phủ quy định cụ thể khoản này.”

5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Sản xuất phim truyền hình

Việc sản xuất phim truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được cấp giấy phép hoạt động báo chí (sau đây gọi chung là đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình) do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình quyết định đầu tư và tổ chức sản xuất phim để phát sóng trên truyền hình, phù hợp với quy định của pháp luật.”

6. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình; băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.”

7. Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Chỉ được in sang, nhân bản để phát hành phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình. Việc in sang, nhân bản phim nhựa, băng phim, đĩa phim phải có hợp đồng bằng văn bản với chủ sở hữu phim.”

8. Điểm a khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. a) Phim xuất khẩu phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Phim xuất khẩu do Đài truyền hình Việt Nam sản xuất phải có quyết định phát sóng của người đứng đầu Đài truyền hình Việt Nam; phim xuất khẩu do đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được cấp giấy phép hoạt động báo chí sản xuất phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Băng phim, đĩa phim xuất khẩu phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

3. Doanh nghiệp sản xuất phim được quyền xuất khẩu, nhập khẩu phim theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được xuất khẩu phim do mình sản xuất, được nhập khẩu phim để phát sóng trên truyền hình.”

9. Khoản 3 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Tổ chức chiếu phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.”

10. Khoản 1 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình;”

11. Khoản 3 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Phim do đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình sản xuất và nhập khẩu đã có quyết định phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được phổ biến trên phạm vi cả nước.”

12. Điểm b và điểm c khoản 1 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Chính phủ căn cứ vào số lượng phim sản xuất và nhập khẩu của các cơ sở điện ảnh thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý mà quyết định phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim sản xuất và nhập khẩu thuộc cơ sở sản xuất phim của địa phương mình, cơ sở điện ảnh tư nhân đóng trên địa bàn và phim xuất khẩu do đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được cấp giấy phép hoạt động báo chí sản xuất đã có quyết định phát sóng;

c) Người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình quyết định và chịu trách nhiệm việc phát sóng phim trên đài truyền hình của mình.”

13. Điểm c khoản 1 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình thành lập;”

14. Bổ sung khoản 4 Điều 39 như sau:

“4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định phim quy định tại khoản 1 Điều 39.”

15. Khoản 2 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Việc quảng cáo về phim được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được giới thiệu những thông tin liên quan đến bộ phim trong quá trình chuẩn bị và sản xuất;

b) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh, chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.”

16. Điểm d khoản 1 Điều 41, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. d) Phim tham dự liên hoan phim phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình;

2. a) Cơ sở sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được quyền tham gia liên hoan phim quốc tế, hội chợ phim quốc tế, tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài;

b) Phim tham gia liên hoan phim quốc tế, hội chợ phim quốc tế, những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình;”

17. Khoản 2 và khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được tổ chức liên hoan phim truyền hình và phải được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Thủ tục để được chấp thuận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này.

3. Phim tham gia liên hoan phim truyền hình phải có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.”

18. Khoản 4 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Cơ sở lưu trữ phim thuộc đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình lưu trữ phim của đài mình.”

19. Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về điện ảnh.”

20. Khoản 6 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.”

21. Các khoản 1, 5 và 7 Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.

5. Xuất khẩu phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.

7. Nhập khẩu phim không đúng quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.”

22. Khoản 1 Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chiếu phim, phát sóng phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.”

23. Khoản 6 Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Cơ sở lưu trữ phim bán, cho thuê phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.”

Điều 2.

Thay cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9, khoản 2 và khoản 3 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 21, khoản 1 và khoản 3 Điều 23, khoản 2 Điều 32, khoản 1 và khoản 2 Điều 38, khoản 1 Điều 39, Điều 41, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 1 và khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 46, khoản 5 Điều 47, khoản 3 Điều 49, khoản 3 và khoản 6 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 7 Điều 52 của Luật điện ảnh.

Điều 3.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Luật điện ảnh sửa đổi 2009 mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (533 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo