Luật Đất đai 2013 còn hiệu lực không?

Luật đất đai là một văn bản pháp luật vô cùng quan trọng và liên quan nhiều đến đời sống của người dân do đất đai là một tài sản vô cùng quý giá. Luật đất đai 2013 đã có hiệu lực từ năm 2014, tính đến nay đã gần 10 năm áp dụng. Liệu Luật đất đai có còn hiệu lực không? Hay văn bản pháp luật nào đang có hiệu lực quy định về đất đai? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

271117434372 .jpg

Luật đất đai 2013 còn hiệu lực không

1. Luật đất đai 2013 còn hiệu lực không?

Luật đất đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.

Kể từ ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực, Luật đất đai 2003 và nghị quyết số 49/2013/QH13 về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực.

Đến năm 2022 là gần 10 năm áp dụng Luật đất đai 2013 và hiện nay chưa có luật đất đai nào mới thay thế luật năm 2013. Vậy nên đến nay Luật đất 2013 vẫn còn hiệu lực.

Tuy nhiên ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật số 35/2018/Qh14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, trong 37 Luật sửa đổi có Luật đất đai 2013. Vậy nên, những phần nào mà Luật 2019 sửa đổi bổ sung thì phần đó trong Luật đất đai 2013 sẽ hết hiệu lực. Phần còn lại sẽ tiếp tục có hiệu lực.

2. Những sửa đổi, bổ sung của Luật đất đai 2013

2.1. Sửa đổi, bổ sung chương IV Luật đất đai 2013

Luật số 35/2018/QH14 đã sửa đổi toàn bộ chương IV Luật đất đai 2013 với nội dung chủ yếu là tách riêng giữa hai khái niệm quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, trong khi đó chương IV cũ không phân riêng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà gộp chung.

Một số thay đổi quan trọng của chương IV:

  • Bổ sung nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất: 

Khoản 1 Điều 35 Chương IV đã bổ sung nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất phải bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực. Có thể nói, Việt Nam đã tiếp thu góp ý của các Tổ chức trên thế giới trong việc bảo đảm công bằng quỹ đất giữa các ngành cũng như nâng tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, rừng phòng hộ.

  • Bổ sung tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất:

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất vẫn là 10 năm như quy định tại chương IV cũ, tuy nhiên quy định mới nhấn mạnh quy hoạch này phải đảm bảo tầm nhìn phải vươn ra 30 năm đến 50 năm đối với cấp quốc gia và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

  • Bổ sung căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất:

Đối với cấp quốc gia, quy hoạch ngoài lập trên nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phải còn dựa trên nhu cầu của cấp tỉnh. Tương tự vậy, các quy hoạch cấp dưới phải dựa trên nhu cầu của cấp thấp hơn.

Đối với quy hoạch sử dụng đất an ninh thì chương IV mới đã bỏ căn cứ phải dựa trên quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

  • Chuyển việc giải quyết phát sinh về quy hoạch sang cho Luật quy hoạch:

Theo Điều 51 Luật sửa đổi, bổ sung, từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 việc xử lý chuyển tiếp quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quốc phòng, an, cấp tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã triển khai lập, điều chỉnh trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được lập, điều chỉnh theo Luật đất đai 2013 nhưng phải được phê duyệt trước ngày 01 tháng 07 năm 2019.

2.2. Sửa đổi, bổ sung điều 151

Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi khoản 1 Điều 151 như sau:

Đất sử dụng cho khu kinh tế gồm đất để xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư

2.3. Sửa đổi, bổ sung Điều 21

Khoản 1 Điều 21 theo Luật đất đai 2013 quy định: 

Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Luật mới đã sửa đổi từ “cấp quốc gia” thành “quốc gia” ngoài ra hiệu lực của điều luật này vẫn nguyên vẹn.

Trên đây là giải đáp của ACC về việc luật đất đai 2013 có còn hiệu lực không. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (401 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo