Luật Đất đai 2013 có hiệu lực khi nào?

Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Chính vì sự quý giá của loại tài sản này, pháp luật quy định liên quan đến đất đai thay đổi rất nhiều lần để cập nhật theo xu hướng mới nhất. Và luật đất đai có hiệu lực hiện hành bây giờ là luật đất đai 2013. Vậy Luật đất đai 2013 có hiệu lực khi nào? Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Sách Chỉ Dẫn áp Dụng Các điều Và Văn Bản Luật đất đai Từ Năm 2013 đến Năm 2018 Vũ Duy Khang

Luật đất đai 2013 có hiệu lực khi nào?

1. Quá trình phát triển Luật đất đai qua các thời kỳ

1.1. Luật đất đai năm 1987

Luật Đất đai năm 1987 ở nước ta ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã bắt đầu vào thời kỳ đổi mới đất nước sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (12/1986). Bên cạnh các nhiệm vụ cấp thiết của thời kỳ đổi mới bao gồm nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … thì một trong những lĩnh vực cần gấp rút triển khai đó là lĩnh vực pháp luật và đổi mới pháp luật.

Trước khi có sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987 thì những văn bản quy phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai chủ yếu tồn tại dưới dạng các quyết nghị, sắc lệnh… Điều này dẫn tới sự “vụn vặt” trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai ở nước ta. Và trong bối cảnh đó, Luật Đất đai năm 1987 ra đời đã khắc phục những nhược điểm nói trên. Luật Đất đai năm 1987 bao gồm 06 Chương và 57 Điều. 

1.2. Luật Đất đai năm 1993 

Luật Đất đai năm 1987 ra đời đã khắc phục được một số khó khăn nhất định tồn động trong quá trình áp dụng pháp luật ở nước ta sau một thời kỳ của nền kinh tế - xã hội quan liêu và bao cấp kéo dài trước đó. Đến đầu những năm đầu tiên của thập niên 90 của thế kỷ XX. Quá trình hội nhập và mở cửa, tiếp thu và phát triển ở nước ta diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, Luật Đất đai năm 1987 lại tồn tại nhiều khúc mắc và hạn chế cần nhanh chóng khắc phục giải quyết; chủ thể có yếu tố nước ngoài xuất hiện… Vì vậy, Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã đáp ứng được điều kiện thực tiễn và nhất là trong các quy định sử dụng đất ổn định. Luật Đất đai năm 1993 ra đời bao gồm 89 Điều luật chia làm 07 Chương. So với Luật Đất đai năm 1987 thì tăng thêm 32 Điều luật.

1.3. Luật Đất đai năm 2003 

Sau 10 năm áp dụng có hiệu quả, Luật Đất đai năm 1993 đã bộc lộ dần những hạn chế của mình trong quá trình áp dụng pháp luật, một số điều luật cụ thể liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, mục đích và kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai… gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào giải quyết các vụ việc trong thực tiễn của Tòa án.

Năm 2003, vấn đề về quyền sử dụng đất là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ mọi tầng lớp nhân dân cũng như những chuyên gia về Luật đất đai. Chính vì vậy, trong kỳ họp tại kỳ họp thường niên của Quốc hội năm 2003 thì Quốc hội đã thông qua quy trình sửa đổi và ban hành văn bản luật đất đai mới vào năm 2003. Luật Đất đai năm 2003 bao gồm 07 Chương và 146 Điều khoản.

1.4. Luật đất đai 2013

Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đã cho thấy Luật Đất đai năm 2003 có nhiều vấn đề kìm hãm sự phát triển. Các tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi Luật Đất đai.

Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: "Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam."

"Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam."

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.

"Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả, công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."

Chính vì vậy, từ tháng 3 năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra dự thảo Luật đất đai 2013

2. Hiệu lực Luật đất đai 2013

Luật đất đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.

Kể từ ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực, Luật đất đai 2003 và nghị quyết số 49/2013/QH13 về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực.

Trên đây là thông tin chi tiết về việc khi nào Luật đất đai 2013 có hiệu lực. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1197 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    duyên
    Chi phí nhượng quyền tầm bao nhiêu ạ
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo