Ưu, nhược điểm của Luật Đất đai 1993

Luật đất đai năm 1993 ra đời kế thừa, phát huy, sửa đổi và bổ sung luật đất đai 1987. Luật đất đai 1993 đã kịp thời hoàn thiện khắc phục những điều bất cập và thiếu sót mà trước đó luật đất đai 1987 đã để lại. Tuy nhiên luật đất đai không chỉ co ưu điểm mà còn có những nhược điểm. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của luật đất đai 1993.

Tải Xuống (22)

1. Ưu điểm của luật đất đai năm 1993

Luật đất đai năm 1993 đã có nhiều sự bổ sung, thay đổi so với luật đất đai năm 1987 trước đó. Đặc biệt là trong tiến trình giao đất, sử dụng đất, giao dịch quyền sử dụng đất, tạo điều kiện phát triển kinh tế thị trường Việt Nam.

Chỉ ra rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và đất đai như sau:

- Phân loại đất: có 6 loại đất : nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng, chưa sử dụng

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định một cách cụ thể và riêng biệt ra một chương:

- Xử lý vi phạm:

  • Người nào lấn chiếm, hủy hoại, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn, vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phéo chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thì tùy theo mức độ nhự hoặc nặng mà bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Người nào có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại ĐIều 86 và 87 luật đất đai 1993, còn phải bồi thường thiệt hại

Luật đất đai 1993 được ban hành ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ 15/10/1993, bao gồm 7 chương và 89 điều. Mời bạn đọc theo dõi bài viết Luật đất đai 1993 để biết thêm chi tiết

2. Nhược điểm của luật đất đai 1993

Luật đất đai năm 1993 chỉ quy định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì ngoài việc có chính sách tạo điều kiện cho họ có đất để sản xuất. Tuy nhiên chỉ tạo diều kiện cho họ có đất để sản xuất mà không phát triển cung cấp đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm cho người nông thôn.

Luật đất đai năm 1993 phân loại đất ra thành 6 loại. Việc phân loại đất vừa  theo tiêu chí mục đích sử dụng chủ yếu vừa theo tiêu chí không gian dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, gây khó khăn cho việc quản lý đất đai.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như Luật đất đai năm 1993 không phù hợp với việc quản lý đất tại đô thị, không bảo đảm sự phù hợp với việc quản lý đất đai tại đô thị và tính thống nhất trong sử dụng đất phát triển đô thị

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quy định chưa được rõ ràng, còn khá tập trung.

Luật đất đai năm 1993 quy định chỉ thu hồi đất khi đã có dự án đầu tư cụ thể

Luật đất đai năm 1993 quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, trong thực hiện có nhiều vướng mắc. Không bảo đảm công bằng, chưa khuyến khích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thủy sản, sản xuất muối.

Trên đây là bài viết về ưu điểm và nhược điểm của Luật Đất đai 1993. Tuy Luật đất đai năm 1993 ra đời kịp thời phát huy khắc phục những thiếu sót của luật đất đai trước đó. Nhưng nó vẫn còn nhiều thiết sót và bất cập. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc ưu điểm và nhược điểm của Luật Đất đai 1993 hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:

Zalo: 0846967979

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (941 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo