Luật đặc khu kinh tế là gì? [Cập nhật Chi tiết 2024]

Đặc khu kinh tế là mô hình phát triển kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng. Tại Việt Nam hiện có ba đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc dự kiến sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy pháp luật nước ta điều chỉnh khu vực này như thế nào? Luật đặc khu kinh tế là gì? Công ty luật ACC với bài viết sau đây sẽ khái quát rõ vấn đề trên

Luật đặc khu kinh tế là gì (Cập nhật 2022)
Luật đặc khu kinh tế là gì (Cập nhật 2022)

1. Đặc khu kinh tế là gì?

Trước khi tìm hiểu luật đặc khu kinh tế là gì ta cần chú ý khai thác về đặc khu kinh tế. Thuật ngữ đặc khu kinh tế được  sử dụng để nói về các khu vực kinh tế tại đó, các công ty không bị đánh thuế hoặc bị đánh thuế nhẹ nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế. Về khái niệm của vấn đề này, có nhiều cách xác định khác nhau.

Xét trên phương diện kinh tế học, Đặc khu kinh tế ( Special Economic Zones – SEZ) là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Theo Ngân hàng thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế là “khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được đảm bảo về mặt vật lý (có rào chắn); có quản lý hoặc người điều hành, và được nhận các lợi ích dựa trên vị trí thực tế trong khu vực như: lợi ích miễn thuế, thủ tục đơn giản hóa,...

Như vậy, để hiểu về Đặc khu kinh tế được trọn vẹn, ta có thể kết hợp hai khái niệm nêu trên.

2. Luật Đặc khu kinh tế là gì?

Hiện nay, Luật Đặc khu kinh tế tại Việt Nam vẫn chưa được thông qua, do vậy, về khái niệm Luật Đặc khu kinh tế, hiện nay các văn bản pháp luật vẫn chưa quy định. Tuy nhiên, có thể hiểu nôm na vấn đề luật đặc khu kinh tế là gì như sau:

“ Luật đặc khu kinh tế bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động quy hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành đặc khu kinh tế”

Như vậy, tương tự như các luật khác, luật đặc khu kinh tế thể hiện sự điều chỉnh của nhà nước đối với các hoạt động xung quanh khu vực này. Với mục đích đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn nước ngoài, tiếp nhận với công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như là giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Pháp luật đặc khu kinh tế phải được quy định chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế các rủi ro liên quan phát sinh trong quá trình hoạt động của các đặc khu này

3. Những vấn đề cơ bản trong dự thảo luật đặc khu kinh tế

Mặc dù chưa được thông qua, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn luật đặc khu kinh tế là gì, ta có thể khái quát các vấn đề cơ bản được quy định tại dự thảo luật đặc khu kinh tế. Theo đó, dự thảo Luật đặc khu kinh tế được chia thành 5 chương tương ứng với các vấn đề cụ thể:

Chương I: những quy định chung

Chương II: quy hoạch đặc khu

Chương III: Cơ chế chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội tại đặc khu

Chương IV: tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của nhà nước ở đặc khu 

Chương V: nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đặc khu

Nhìn chung, xung quanh vấn đề về Luật đặc khu kinh tế ở nước ta còn nhiều tranh luận, vì vậy cho đến hiện nay, dự thảo luật này vẫn chưa được thông qua. Cụ thể: 

  • Dự thảo Luật Đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ học thứ 4 (tháng 10/2017), được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kì họp thứ 5.

  • Tuy nhiên, ngày 9 tháng 6 năm 2018, Chính phủ Việt Nam thông báo đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu sang kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018) để có thêm thời gian nghiên cứu.
  • Ngày 11 tháng 6 năm 2018, Quốc hội cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật Đặc khu, kết quả biểu quyết 423 đại biểu tán thành rút trong tổng số 432 đại biểu tham gia biểu quyết

4. Câu hỏi thường gặp

Đặc khu kinh tế mang lại những lợi ích gì?

Các đặc khu kinh tế sau khi được thành lập sẽ mang lại một số lợi ích sau:

–        Giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại;

–        Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

–        Thu hút trực tiếp vốn đầu tư quốc tế;

–        Tiếp cận được kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến và công nghệ hiện đại;

–        Chi phí xuất nhập khẩu được giảm bớt;

–        Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Mục tiêu đặc khu kinh tế là gì?

–        Tạo ra việc làm cho người lao động

–        Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

–        Phát triển cơ sở hạ tầng…

Đặc khu kinh tế tiếng anh nghĩa là gì?

Tên tiếng Anh là: Special Economic Zones – SEZ

Đặc khu kinh tế là gì?

Là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề luật đặc khu kinh tế là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (699 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo